Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, xương rồng (XR) tên mà nhân dân ta thường gọi đối với loại cây thân xanh, mọng nước, nhiều gai nhỏ, có nhựa trắng, hoa nhỏ màu vàng, mọc thành tán, thường nở vào mùa xuân, trong đó có những cây thuộc họ XR chính hiệu: Cactaceae (như các cây: quỳnh, trứng rồng, càng cua, thanh long) và cả những cây thuộc họ thầu dầu: Euphorbiaceae (như cây: xương rắn, trạng nguyên...).
Trong y học dân gian ở nhiều nước đều có dùng XR trong trị liệu, dân vùng Tây Ấn thường giã nát một loại lá XR đắp lên da chỗ gãy xương, giúp xương mau liền. Người Mexico dùng rễ 1 loại XR chữa kiết lỵ hoặc nhai một khúc XR Peyote chữa rắn cắn.
Thầy thuốc Trung Hoa dùng rễ và thân cây XR bà gai đơn để chữa trĩ, mụn, nhọt, bỏng và rắn cắn. Còn ngư dân nước ta dùng nhựa cây này để chữa đầu đinh, da liễu. Một số vùng dùng XR bà không gai để chữa đau răng và báng, dùng hoa quỳnh để chữa viêm họng, ho ra máu, tử cung xuất huyết, dùng hoa thanh long để thanh nhiệt, chỉ khai (cầm ho); dùng thân thanh long để chữa bỏng, gãy xương, mụn nhọt; dùng quả thanh long để giải nhiệt, nhuận tràng, hạ nồng độ cholesterol máu, thích hợp với người tiểu đường.
Ở Mexico, các thầy thuốc dùng một loại nước sắc từ một loại cây XR có khả năng làm hạ độ đường trong máu, giảm được đáng kể liều insulin sử dụng hằng ngày.
Công dụng chữa bệnh của xương rồng
Theo tin tổng hợp Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Đông y cho biết xương rồng nói chung có vị đắng, tính hàn và có độc. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng, nhưng cần pha chế với vài vị khác để giảm tác dụng quá mạnh. Nhiều người còn dùng xương rồng để sát trùng.
Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh. Nó cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, phù, xóa mụn cóc, các chứng bệnh ngoài da. Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng
1. Trị đau lưng: Theo một số bài thuốc dân gian, xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng Opunitia để ăn.
2. Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi: Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…
Ở Nhật bản còn phổ biến một loại chất ngọt sinh học chiết xuất từ enzim của một loại xương rồng để pha chế cà phê mà không dùng đường. Một ly cà phê như vậy có giá 15 USD và nó an toàn cho những người bị tiểu đường vì không chứa đường mà chỉ gây nên cảm giác ngọt.
3. Chữa sốt: Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.
4. Chữa đau răng: Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra.
Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.
5. Chữa mụn nhọt: Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu.
Bạn cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị.
6. Làm hạ đường huyết: Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn
Xương rồng giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ các thiết bị điện tử
Vì sao xương rồng thường được đặt gần máy tính hay các thiết bị điện tử…? Có phải chỉ để trang chí cho đẹp chăng? Mặc dù chúng ưa môi trường ngoại thất nắng và thoáng hơn? Lý do chính là vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học xương rồng có thể giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ máy tính hay các thiết bị điện tử bằng việc hấp thu một phần các tia tử ngoại này.
Trong số các mẹo chống tác hại của tia tử ngoại gây ra bao gồm: uống nước trà, ăn nhiều chuối…thì biện pháp sử dụng một chậu xương rồng đặt gần máy tính hay thiết bị điện tử đem lại hiệu quả hơn cả và cũng rất đơn giản.
Thuốc tham khảo: Vitamin E 400mg - Phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin E |
Thùy Linh
Theo GĐVN