Tin bài Hay
Mẹo vặt

Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)

01/01/2000 - 00:00

Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)
Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)

(GDVN) - Cá là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Chất béo của cá rất đặc biệt, chúng chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu; và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt... Tuy nhiên không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này mà cần phải có chế độ sử dụng phù hợp trong bữa ăn hàng ngày. Sau đây là một số loài cá tốt cho sức khỏe con người khi sử dụng làm thực phẩm.

. Cá Bống: Đây là loại các nước ngọt phổ biến ở Việt Nam, chúng sinh sống chủ yếu trên mặt nước nổi, có hình dạng nhỏ bé. Nhưng đây lại là loại các được nhiều người ưa thích vì không chỉ ngon mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Xem thêm: /
Cá bống hay được sử dụng nhất là dùng để kho tộ yêu cầu thành phẩm con cá phải còn nguyên hình dạng, xương mềm nhưng thịt không nát. Miếng cá đậm đà vị mặn, ngọt và cay, thơm mùi giềng, không còn mùi tanh của cá. Món ăn này không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe vì nó bổ xung nhiều đạm và sắt.
Xem thêm: /
Cá chìa vôi:Loại cá này có cả ở nước ngọt và nước mặn (hay còn gội là các chìa vôi nước ngọt và cá chia vôi sông. Cá chìa vôi giông như cá hanh nhưng lơn hơn, mình dày, bụng to, đầu nhỏ, toàn thân từ vây đến vẩy là một màu vàng óng ánh. Đặc biệt trên sống lưng cá có một cái vây dài cứng thon nhọn y hệt cái chìa vôi. Chiếc vây này chính là vũ khi tự vệ của cá...
Xem thêm: /
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cá chìa vôi có tác dụng tốt cho sức khỏe. Ví dụ như Nghiên cứu tại Trường Dược ĐH Triết Giang, Hàng Châu ghi nhận dịch chiết bằng alcol từ cá chìa vôi Syngnathus acus có các hoạt tính ức chế sự tăng trưỡng của các tế bào ung thư giòng KB, Hela…
Xem thêm: /
Cá rô đồng: Cá rô đồng không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là vùng thôn quê trung du. Cá rô đồng có thể sử dụng làm nhiều món ăn ngon và đặc biệt hơn là rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng.
Xem thêm: /
Về phương diện dinh dưỡng, cá rô có thể được xem là giúp bổ xương (khi chiên dòn, ăn cả xương lượng calcium sẽ khá cao), cá còn có khá nhiều chất đạm và ít chất béo (so với cá trê, cá tra). Chú ý: cá rô có thể gây vết thương cho người bắt cá nếu không thận trọng vì vi lưng của cá khá cứng và có đến 16-20 gai nhọn.
Xem thêm: /
Còn theo dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam gọi cá rô là Quyết ngư, hay Kế ngư, Thạch quề ngư. Thịt cá rô được xem là có tính bình, vị ngọt, không độc; có các tác dụng bổ được ‘hư lao’, ích cho tỳ vị, chữa được các chứng ‘tràng phong hạ huyết’, ích được khí lực làm người dùng có cảm giác khoẻ khoắn. Mật cá rô hay Quyết ngư đảm được dùng để trị hóc xương, trị dầm gai hay các loại gai hóc trong cổ họng (dùng mật khô, hòa với rượu, hớp rồi nhổ ra)
Xem thêm: /
Cá chình: Cá trình được xem là một thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất béo. 100 gram thịt cá chình (nấu chin bằng nhiệt khô) chứa : Chất đạm 23.65 g; Chất béo 14.95 g; Kẽm 2.08 mg ….
Xem thêm: /
Máu cá chình được ghi nhận là có độc tính đối với người và các động vật có vú khác, tuy nhiên sau khi đun, nấu các proteins gây độc này bị mất tác dụng. Đây cũng là lwoif cảnh báo đối với một số người khi đi nhậu không nên dùng tiết các trình để pha rượu uống.
Xem thêm: /
Theo dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam dùng thịt và một số bộ phận của Cá chình để làm thuốc. Cá chình được gọi là Mạn lệ ngư, cá lạc. Thịt cá chình (Hay mạn lệ ngư nhục), được xem là có vị ngọt, tính bình với các tác dụng 'bổ hư luy', 'khư phong thấp', sát trùng. Thịt cá chình được dùng trị 'hư lao' nóng trong xương, phong thấp, tê đau; cước khí, phong ngứa. Trị trẻ em cam tích; phụ nữ băng lậu. Trị trĩ và ngứ lở ngoài da.
Xem thêm: /
Cá bạc đầu: Gọi là cá bạc đầu, bởi trên đầu có 1 cái chấm sáng. Cá bạc đầu sống chủ yếu ở nhiệt độ từ 22-30 đọ, đôi khi chúng còn chịu được cao hơn rất nhiều ở những vũng nước tù đọng ngoài đồng ruộng.
Xem thêm: /
Cá có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và các vitamin A, B và D, chất khoáng như phốt-pho và I-ốt. Cá chứa ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa.
Xem thêm: /
Cá ngạnh: Cá ngạnh dễ phân biệt với các loại cá nước ngọt khác vì có thân và đầu dẹp, da trơn, hai đôi râu và ba ngạnh trên đầu. Tại những vùng nước chảy êm của hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam), cá ngạnh sống nhiều, có quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là vào mùa mưa. Khi những cơn mưa đầu mùa trút nước, cá từ nguồn đổ về đồng bằng, tràn vào các cánh đồng hai bên sông, tìm vùng nhiều bùn để đẻ. Lúc này, thịt cá béo, có cặp trứng vàng hườm dưới bụng.
Xem thêm: /
Cá ngạnh cũng còn được gọi là cá hóa, cá lại, cá bạch kính... Thịt của cá ngạnh tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu thì có protein, chất béo, carbon hydrat, muối vô cơ... sinh sống trong sông ngòi, phần lớn là sống dưới lớp đáy sông. Tác dụng: bổ trung ích khí, lợi thủy.
Xem thêm: /
Chủ yếu dùng cho người già khí huyết kém, tì vị bất hòa, chán ăn, tiểu tiện không thông. Cách dùng: nấu chín hoặc hấp lên để ăn. Chữa trị: người già khí huyết kém, thân thể suy nhược: lấy một con cá ngạnh mổ bỏ nội tạng, thêm đẳng sâm, hoàng kỳ, táo tầu mỗi thứ với lượng bằng nhau. Cho hấp lên, bỏ bã thuốc rồi ăn thịt cá.
Xem thêm: /
Home

    Trang chủTin mớiThị trườngVideo