- Trước khi đến với Đại học New York, anh đã đến thăm khuôn viên của nhiều trường đại học khác nhau khắp nước Mỹ. Anh có thể cho biết lí do vì sao?
Trong số các tổ chức tôi hợp tác, có một tổ chức với cái tên là Build. Tổ chức này sử dụng các công cụ khởi nghiệp để đem lại sự tự tin cho trẻ em tiếp tục đi học, theo học đại học và thậm chí là khởi nghiệp nếu như các em có khả năng. Với tôi thì việc thực sự xây dựng nên một doanh nghiệp không quan trọng bằng việc tự tin với ý tưởng mình có và sẵn sàng làm mọi thứ để mọi người có thể cảm nhận được ý tưởng ấy.
- Các anh giúp đỡ các đối tượng đó như thế nào?
Với tất cả các học sinh tôi từng nói chuyện, vấn đề thực sự đó là làm thế nào để bước những bước đầu tiên. Đó là điều khó khăn nhất. Bất kì ai sở hữu nào đó cũng rất rất dễ giữ nó trong đầu và tự tranh cãi với bản thân về việc tại sao họ sẽ không bao giờ có thể hiện thực hóa ý tưởng ấy.Nhưng nếu bạn có thể thực sự bước những bước đầu tiên: viết ý tưởng đó ra giấy cho mọi người cùng xem, mã hóa nó, vẽ nó ra hay sử dụng bất kì phương tiện nào miễn là bạn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện về ý tưởng của mình. Khả năng thành công của bạn khi đó sẽ tăng cao hơn rất nhiều.
- Khi còn đi học thì anh tin tưởng vào lời khuyên của ai?
Khi còn đi học thì tôi lại hay tìm kiếm lời khuyên từ những người không ở trong trường. Cả bố và mẹ tôi đều là những doanh nhân khởi nghiệp và thậm chí bà tôi cũng sở hữu cửa hàng riêng của mình. Nó như nằm trong máu tôi vậy. Nhưng điều quan trọng nhất là tôi đã phát hiện ra mình muốn làm gì và tìm được người thực sự có khả năng dạy cho tôi những điều tôi cần. Khi tôi bước chân vào ngành chuyển phát khi còn trẻ, tôi tìm đến công ty chuyển phát lớn nhất thế giới. Sau đó tôi tìm đến người sáng lập và chủ tịch của công ty, Gregg Kid và chúng tôi trở thành những người bạn. Dần dần qua thời gian anh ấy trở thành nhà đầu tư và cố vấn tại Twitter cũng như tại Square như ngày hôm nay.
- Nếu như triết lí của mọi nhà khởi nghiệp đều là tìm cách giải quyết một vấn đề nào đó, vậy ý tưởng về Twitter của anh đến từ đâu?
Tôi không cho rằng khởi nghiệp lúc nào cũng là để giải quyết vấn đề gì đó. Nếu bạn có một ý tưởng bạn muốn hiện thực hóa thì hãy cứ theo đuổi nó. Có thể nó sẽ không giải quyết vấn đề của ai cả, có thể nó sẽ chỉ giải quyết vấn đề của mỗi bạn mà thôi. Hoặc cũng có thể nó thỏa mãn đam mê của bạn. Tôi luôn có niềm tin vào một sự ích kỉ kiểu như vậy. Tôi muốn đem một thứ gì đó mới mẻ đến với thế giới, tôi sẽ lôi kéo để mọi người cũng có ý muốn như vậy và dần dần tôi sẽ xây dựng được một đội, rồi một công ty xung quanh ý muốn ấy. Chúng ta không nhất thiết phải giải quyết vấn đề nào cả, miễn là đam mê của chúng ta được thực hiện.
- Anh chuyển hướng từ truyền thông sang thương mại, vậy anh có ý định dấn thân vào một ngành kinh doanh nào khác nữa không? Vì sao?
Khi chúng ta già đi chúng ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Với tôi thì sức khỏe là thứ quý giá nhất nhưng lại là thứ mà chúng ta hiểu biết ít nhất. Gần đây tôi mới có một buổi gặp mặt với một phòng khám ở Cleveland. Mỗi ngày họ thực hiện 20 ca phẫu thuật mổ tim hở và tôi có cơ hội được chứng kiến một ca như thế. Bệnh viện này đem lại cho tôi ấn tượng rất mạnh về trọng tâm cũng như sự hiệu quả của họ. Đi lại xung quanh bệnh viện này cảm giác cũng giống như là đi lại xung quanh Google vậy. Không khí rất trong lành, nhẹ nhàng và thậm chí là giàu cảm hứng. Bạn không hề cảm nhận rằng mọi người xung quanh đang trải qua một trong những ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời họ (dù sự thực có thể đúng là như vậy). Đúng, y tế chính là ngành cần đến những cuộc cách mạng trong tương lai.
- Lời khuyên của anh dành cho các nhà khởi nghiệp trẻ là?
Khi tôi nói chuyện với sinh viên, tôi cố gắng thấu hiểu những thắc mắc thực sự đằng sau những câu hỏi họ đặt cho tôi. Họ có thể hỏi: Tôi gặp được các VC như thế nào? Tôi vận động được vốn ra sao? Sao tôi lại tìm được những người phù hợp cho dự án của mình? Vậy nhưng khi tôi hỏi ngược lại họ rằng họ đã thực sự bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình chưa thì họ sẽ lại nói là chưa vì họ còn đang vướng mắc với nhiều thứ khác. Đó chính là vấn đề. Nếu như bạn cứ giữ ý tưởng trong đầu thì bạn sẽ nghĩ ra một tỉ thứ lí do vì sao ý tưởng ấy không thể được hiện thực hóa. Công ty của tôi hoạt động dựa trên nguyên tắc “làm chứ không nói”. Chúng tôi đã xây dựng nên một website tương tự như các micro blog và nội dung truyền tải thì bị giới hạn xuống 140 kí tự. Dù nội dung của người dùng có thể được cập nhật thông qua các thiết bị di động nhưng có rất nhiều người đã đặt câu hỏi: Ai lại sử dụng một công cụ website như thế? Bạn phải cho mọi người thấy. Bạn cứ cho họ thấy và rồi khi một trận động đất xảy ra, họ bật dậy và họ sẽ hiểu ra thứ bạn đang cho họ thấy là gì.
Đọc thêm:
One-Winged Angel