Những món ăn giúp bổ thận tráng dương

Đó là những món ăn vừa có tác dụng bổ thận ích khí, vừa là “tiên dược” trị chứng liệt dương, di tinh hay nỗi khổ “chưa đến chợ đã tiêu hết tiền”.

31.1799
  • 1

    Cháo thận heo

    Nguyên liệu: Thận heo 100 gram, Gạo lốc 100 gram.

     Cách làm: Vo sạch gạo lốc. Mổ thận, bỏ màng trắng, rửa sạch, rồi cho vào nồi, thêm nước sạch, đun sôi thành canh. Sau đó cho gạo lốc vào nồi nấu cùng. Đầu tiên đun lửa to, rồi giảm bớt, để lửa liu riu trong 20 – 30 phút, tới khi gạo chín tơi là được. Có thể nêm thêm chút muối ăn, bột ngọt, gừng tươi cho vừa miệng, dậy mùi. Món này dùng vào bữa sáng, tối.
     
    Công dụng: Món cháo này có tác dụng bổ thận ích khí, trị thận khí hư nhược, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng đau gối mỏi.
     
  • 2
    Cháo thận dê
     
    Nguyên liệu: Thận dê 100 gram, Gạo lốc 200 gram.
     
    Cách làm: Vo sạch gạo lốc. Mổ thận, bỏ màng trắng, rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm nước sạch, đun thành canh. Sau đó, cho gạo lốc vào đun cùng. Ban đầu vặn lửa to, rồi hạ bớt, để lửa liu riu trong vòng 20 – 30 phút, đợi tới khi gạo chín tơi là được. Cũng như món cháo thận lợn, có thể nêm thêm chút muối, mỳ chính và gừng tươi cho vừa ăn, dậy mùi. Cháo thận dê cũng được dùng vào bữa sáng, tối.
     
    Công dụng: Cháo thận dê có tác dụng bổ thận ích khí, dưỡng tinh điền tủy, trị lao tổn thận hư, liệt dương, đau mỏi lưng, chân gối tê nhược, điếc tai, tiểu dắt, đái dầm.
     

     

  • 3

    Nhục thung dung hầm thận dê

    Nguyên liệu: Thận dê: một cặp, Nhục thung dung: 30 gram.

    Cách làm: Làm sạch thận dê, loại bỏ màng trắng, rửa sạch. Nhục thung dung rửa kỹ, đem cắt lát, rồi cho cả hai thứ vào nồi đất, thêm nước sạch để đun. Mới đầu đun lửa to cho sôi, sau hạ bớt, để liu riu chừng 20 – 30 phút, đợi tới khi thận dê chín nhừ là được. Vớt bỏ các lát nhục thung dung, nêm thêm bột tiêu, mỳ chính và muối tinh với lượng vừa đủ. Có thể ăn trong bữa chính hoặc làm món điểm tâm.

    Công dụng: Món nhục thung dung hầm thận dê có tác dụng bổ thận trợ dương, ích tinh nhuận tràng, trị liệt dương, đau mỏi lưng, điếc tai, tiểu đêm nhiều lần và chứng dương khí hư nhược dẫn tới táo bón. 

  • 4

    Cháo hải cẩu thận

    Nguyên liệu: Hải cẩu thận (tức cơ quan sinh dục ngoài của hải cẩu đực) 15 gram, Gạo lốc 60 gram.

    Cách làm: Dùng nước nóng ngâm hải cẩu thận chừng 24 tiếng, lần theo đường niệu đạo cắt hải cẩu thận thành hai nửa, bỏ màng, rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo lốc vo sạch. Cho hải cậu thận vào nồi, thêm nước, hành, gừng, rượu mùi, muối với lượng vừa đủ. Trước tiên, đun to lửa, rồi giảm bớt, đun lửa nhỏ tới khi chưa chín hẳn thì đổ gạo vào đun thành cháo. Món này có thể dùng vào sáng, tối và ăn khi đang nóng.

    Công dụng: Cháo hải cẩu thận có tác dụng ôn thận trợ dương, cố tinh ích tủy, trị chứng mệnh môn hỏa suy, liệt dương, xuất tinh sớm, hoạt tinh, lãnh tinh, đau lưng, sợ lạnh, đái dắt. 

  • 5

    Rượu hải cẩu thận

    Nguyên liệu: Hải cẩu thận một cái, Sinh sái sâm 15 gram, Sơn dược 30 gram, Rượu gạo 1.000 ml.

    Cách làm: Rửa sạch hải cẩu thận đem ngâm rượu, thái lát. Nhân sâm, sơn dược cũng rửa sạch, phơi khô rồi làm vụn. Cho tất cả vào một chiếc túi bằng vải thưa, buộc chặt miệng, cho vào hũ sứ, rồi đổ rượu vào, bịt kín miệng hũ. Mỗi ngày lắc một lần, ngâm trên 7 ngày. Ngày uống hai lần, mỗi lần uống hai thìa.

    Công dụng: Rượu hải cẩu thận có tác dụng ôn thận trợ dương, ích tinh bổ khí, trị chứng thận dương hư suy, liệt tương, hoạt tinh, vô sinh, sợ lạnh, tinh thần không phấn chấn, đau lưng gối.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]