Sò huyết – loại hải sản cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời
Tại Việt Nam, sò huyết xuất hiện nhiều nhất ở Phú Yên, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre…. Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn như sò luộc, sò hấp, bò xào sò huyết, cháo sò huyết…Những món ăn này còn có tác dụng chữa bệnh tốt như tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi.
Theo các nghiên cứu, trong 100g sò huyết có các thành phần chính: 81,3g moisture; 11,7g protein; 1,2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A,B1,B2,C;giá trị năng lượng 71,2 Kcal.
Dân gian có câu: “Chưa ăn sò huyết, chưa biết Hà Tiên” để khen ngợi chất lượng sò huyết ở vùng đất này.
Bệnh bệnh tả, viêm gan A và ngộ độc đồ biển có liên quan đến việc tiêu thụ sò bị ô nhiễm. Cua hạt đậu thường được tìm thấy bên trong sò huyết.
Một số nhà khoa học Malaysia tìm thấy hàm lượng thấp 210Po và 210Pb trong tế bào của sò huyết.[9] Theo một báo cáo khác, trong sò huyết ở Muang, Rayong, Thái Lan còn có Cd với hàm lượng cao nhất là 0,731 μg/g.
Thành phần nguyên tố trong vỏ sò huyết (ở bờ biển phía tây của bán đảo Malaysia) gồm có canxi, cacbon, magiê, natri, phốt pho, kali, sắt, đồng, niken, kẽm, bo, và silic. Theo đó, Ca và C tồn tại ở dạng hợp chất với nhau (canxi cacbonat CaC), chiếm hơn 98,7% tổng hàm lượng khoáng. Mg, Na, P, K và các nguyên tố khác (Fe, Cu, Ni, B, Zn và Si) chiếm khoảng 1,3%.[11]Cách chọn sò huyết tươi ngon nhất
– Để có những món ăn ngon từ sò huyết, bạn nên lựa chọn những con sò còn sống, không quá to cũng như quá nhỏ. Nếu sò nhỏ quá, khi chế biến bị teo lại, không ngon, ngược lại nếu con lớn quá sẽ dai. Sò huyết khi mua về phải ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng để sò nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch và chế biến món ăn.
– Khi chế biến sò huyết thì nên đun sôi nước, tắt bếp rồi đổ sò vào, đậy kín vung trong 5 phút là có thể dùng được.
Các món ăn được chế biến từ sò huyết
Cháo sò huyết, trứng muối: Gạo tẻ ngon 200g, sò huyết tươi 500g, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu đủ dùng. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó ướp sò huyết với dầu, hành gia vị. Gạo tẻ thơm nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín cho trứng muối vào khuấy đều, đổ sò huyết vào và nấu sôi là dùng được.
Sò huyết xào nui: Nui 100g, sò huyết 100g, cà chua, nấm rơm, hành tây, gia vị đủ dùng. Nui luộc chín tới, ngâm nước lạnh, vớt ra trộn với 1 ít dầu ăn cho nui đỡ dính. Thịt sò huyết sốt cùng với cà chua, tỏi. Hành tây, cà chua, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm tỏi rồi đổ tất cả các thứ trên đun nhỏ lửa, cho thêm nước đến khi hỗn hợp hơi sệt thì cho sò huyết và đảo cùng. Nên ăn món này lúc nóng.
Sò huyết rang me: 1kg sò huyết, 50g me chín, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo. Cho me vào bát, cho ít nước sôi vào dằm cho me tan hết, vớt bỏ hột, cho ít đường vào và đánh tan. Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu với hành, cho sò vào, đảo đều. Cho hỗn hợp nước me vào, thêm ít nước mắm và ớt đảo đều đến khi nước me sánh lại, nêm lại gia vị vừa ăn, tắt bếp và dùng khi còn nóng. Thịt sò đã hấp, phi hành tỏi, xào to lửa, rồi đổ nước sốt có me vào đun khoảng 5 phút là được.
Sò huyết xào sa tế
Cho sò huyết vào nồi hấp hoặc nướng sơ cho sò mở miệng. Tách đôi sò huyết, bỏ một bên vỏ không chứa thịt. Đặt chảo dầu lên bếp, phi thơm tỏi rồi cho sả bằm, sa tế cùng một ít dầu điều vào, nêm gia vị lại vừa ăn. Cho hỗn hợp đó lên từng con sò, xếp lên vỉ và đem nướng.
Sò huyết nướng tái: Sò huyết nướng tái được nhiều người ưa thích vì vị ngọt thịt của nó. Sò sau khi rửa sạch, để ráo nước. Đặt vỉ nướng lên bếp than hồng, xếp sò lên trên và bắt đầu nướng. Do sò khi chín không há miệng nên bạn cần ăn thử, nếu sò chín rồi thì gắp ra đĩa, dùng nóng với muối tiêu chanh cùng ít rau răm.
Sò huyết rang muối ớt: Đặt chảo dầu lên bếp, phi thơm tỏi và cho sò huyết vào đảo đều, cho muối ớt pha nước hơi sệt vào rang. Khi hỗn hợp muối ớt khô lại, bám chắc vào vỏ sò thì tắt bếp và thưởng thức.
Gỏi sò huyết: Sò huyết rửa sạch, hấp vừa chín tới. Tách bỏ vỏ lấy phần thịt, cho thịt sò vào trong nước hấp khuấy đều để sạch cát, vớt ra cho vào bát. Hành tím, sả bào mỏng ngâm trong nước đường, ớt sừng thái sợi. Vớt hành tím, sả cho vào bát, thêm ít nước mắm chua ngọt trộn đều với sò, cho ớt vào, nêm lại gia vị vừa ăn, cho ra đĩa, ăn kèm với húng lủi và bánh tráng hoặc bánh phồng.
Sò huyết rang muối ớt: Đặt chảo dầu lên bếp, phi thơm tỏi và cho sò huyết vào đảo đều, cho muối ớt pha nước hơi sệt vào rang. Khi hỗn hợp muối ớt khô lại, bám chắc vào vỏ sò thì tắt bếp và thưởng thức.
Gỏi sò huyết: Sò huyết rửa sạch, hấp vừa chín tới. Tách bỏ vỏ lấy phần thịt, cho thịt sò vào trong nước hấp khuấy đều để sạch cát, vớt ra cho vào bát. Hành tím, sả bào mỏng ngâm trong nước đường, ớt sừng thái sợi. Vớt hành tím, sả cho vào bát, thêm ít nước mắm chua ngọt trộn đều với sò, cho ớt vào, nêm lại gia vị vừa ăn, cho ra đĩa, ăn kèm với húng lủi và bánh tráng hoặc bánh phồng.
Cháo sò huyết: Đặt nồi lên bếp, cho gạo vào rang sơ, cho nước vào và nấu đến khi gạo nở bung. Sò huyết tách vỏ, lấy thịt xào sơ với tỏi. Cho hỗn hợp đã xào vào trong nồi cháo, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho thêm một ít hành ngò, tiêu bột và thưởng thức.
Với những cách chế biến các món ăn đa dạng từ sò huyết trên đây, vaobepnauan.com chúc các bạn có những món ăn từ hải sản thật thơm ngon, tươm tất nhé