Sinh đôi cùng trứng là như thế nào?

15.6009

Sinh đôi cùng trứng là gì?

- Sinh đôi cùng trứng là hai trứng riêng lẻ của người mẹ rụng cùng một lúc và thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau của bố. Như vậy có nghĩa là hai đứa trẻ sinh ra có thể cùng giới hoặc khác giới; khuôn mặt, vóc dáng không hoàn toàn giống nhau.

- Sinh đôi cùng trứng là một trứng sau khi thụ tinh đột nhiên tách làm đôi ở đầu kỳ phát triển. Mỗi nửa ấy sẽ phát triển thành một phôi và sau đó tạo thành 2 đứa trẻ hoàn toàn giống nhau về giới tính, hình dáng và nhóm máu, tính kháng nguyên...

Hình ảnh mô phỏng hai bé song sinh trong bụng mẹ.​

Để có thể sinh đôi, di truyền là yếu tố quan trọng quyết định. Trong gia đình, dòng họ, nếu có người đã từng sinh đôi, đặc biệt là mẹ hoặc bà ngoại là một trong những người con sinh đôi thì khả năng bạn thừa hưởng gen sinh đôi là rất cao.

Theo nghiên cứu, người chị trong cặp sinh đôi có tỷ lệ sinh đôi cao hơn so với người em của họ do đồng hồ sinh học chạy nhanh hơn, khiến cơ thể gia tăng tốc độ sinh trứng. Bên cạnh đó, những phụ nữ đã từng sinh đôi có khả năng sinh đôi lần nữa nhiều gấp 4 lần so với những phụ nữ khác.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ nhiều tuổi có khả năng sinh đôi nhiều hơn phụ nữ trẻ. Nguyên nhân là do hormone kích thích nang trứng (FSH) làm chín nang ở buồng trứng khi một nang chín đủ độ, nồng độ FSH giảm đi (gọi là cơ chế điều hòa ngược- feedback)

Tuy nhiên, trong giai đoạn tiền mãn kinh (38 - 48 tuổi) tuyến yên của phụ nữ sản sinh càng nhiều FSH để kích thích sự phát triển của một trong số ít nang trứng còn lại. Nồng độ FSH liên tục tăng sẽ dẫn đến việc vượt quá mức cần thiết để rụng một trứng. Điều này có nghĩa khả năng sinh đôi khác trứng ở phụ nữ tuổi này sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, phụ nữ ở độ tuổi này không nên sinh con vì nguy cơ dị tật bẩm sinh ở con, nguy cơ sẩy thai và những ảnh hưởng về sức khỏe đối với người mẹ rất cao.

Ngoài ra, những người phụ nữ được tiêm hormon để kích thích rụng trúng sẽ dễ gây tình trạng trứng rụng nhiều hơn 1, làm tăng khả năng đa thai, hoặc những người dùng biện pháp tránh thai bằng hormon trong thời gian dài (uống, tiêm thuốc tránh thai, cấy que tránh thai dưới da), sau khi không dùng, cơ thể thoát ức chế thì kỳ kinh đầu tiên cũng nhiều, kéo dài hơn, cùng với đó, số lượng trứng chín và rụng có thể nhiều hơn 1.

Tuy nhiên, các biện pháp sử dụng hormon là con dao hai lưỡi, rất dễ gây các biến chứng (như biến chứng gan, thận, các bệnh nội tiết...). Người tiêm hormon kích trứng bừa bãi có thể gặp tình trạng suy buồng trứng, dẫn tới vô sinh.


Sinh đôi cùng trứng phụ thuộc vào di truyền và cơ thể của bạn nhiều hơn. Do đó, mẹ nào muốn sinh hai con “giống nhau như đúc” có thể sẽ phải thất vọng.

Những rủi ro khi sinh đôi cùng trứng

Nên đọc

- Sự chênh lệch về chiều cao, cân nặng…giữa hai thai nhi khi mang song thai cùng trứng là hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là khi hai thai nhi cùng nhận dưỡng chất chỉ từ một nhau thai. Từ đó, có thể có thai nhi được tiếp nhận nhiều dinh dưỡng hơn thai nhi còn lại.

- Mẹ bầu nên để ý đến tình trạng rối hay thắt cuống rốn nếu hai thai nhi nằm cùng một buồng ối. Vì không gian lúc này chật chội hơn và nguy cơ này cũng sẽ cao hơn.

- Khả năng dị tật khi mang song thai cùng trứng cao hơn khi mẹ bầu mang đơn thai hay song thai khác trứng.

- Khó sinh gần như là một đặc tính của những ca sinh đôi. Thường hiện nay bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ cho những mẹ bầu mang thai hai em bé.

Ngoài ra, việc phải chăm sóc cùng một lúc hai nhóc sau này sẽ là một thử thách không hề nhỏ của mẹ. Vì vậy hãy chuẩn bị thật tốt, không chỉ là kỹ năng mà còn là tâm lý và cách chia sẻ trách nhiệm này với những người thân trong gia đình bạn.

Tham khảo 

Thùy Linh

Nhi Cao - phòng khám dành cho trẻ em có 10 năm kinh nghiệm, với đội ngũ BS, chuyên gia nhi khoa giỏi và nhiệt huyết. Xin gọi 0923 55 9999 hoặc đến 32 Nguyễn Khang, Cầu Giấy để được tiếp đón.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]