Trong quá trình điều trị, người mắc bệnh gout phải tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và cần tuyệt đối kiêng những loại thực phẩm giàu đạm, thực phẩm chứa các chất béo no hay các loại đồ uống có cồn, ga....và tránh không ăn hoa quả giàu vitamin C.
Ảnh minh họa: Internet |
Chế độ ăn trong điều trị bệnh Gút
- Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần.
- Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid uric (nhóm III): Óc, gan, bầu dục (cật), các loại phủ tạng, nước ninh xương, luộc thịt…
- Ăn vừa phải các loại thực phẩm có hàm lượng acid uric trung bình (nhóm II): Thịt, cá, hải sản, đậu đỗ… Các thực phẩm nhóm II chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 lần.
- Sử dụng các thực phẩm chứa ít acid uric trong chế biến bữa ăn hàng ngày như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, phomat, rau quả.
- Hạn chế các đồ uống gây tăng acid uric máu như rượu, bia, trà, cà phê.
- Ăn nhiều rau quả không chua. Hạn chế ăn các loại quả chua vì vitamin C sẽ làm tăng thêm độ acid trong máu.
- Lượng đường, bột trong khẩu phần (gạo, bột mì, đường, bánh, kẹo, có thể sử dụng với tỷ lệ cao hơn người bình thường một chút).
- Uống các loại nước có tính kiềm: nước rau, nước khoáng.
- Uống đủ nước hàng ngày.
Thực đơn mẫu trong một ngày
Bữa sáng:
- Ngũ cốc nguyên hạt với sữa gầy hoặc sữa ít béo/Bún thịt/Bánh cuốn thịt (150gr)
- 5 quả dâu tây tươi/chuối/xoài
Bữa trưa:
- Cơm 1 bát nhỏ (150gr)
- Gà rang/giò chay/tôm chay (50gr)
Bữa xế:
- Dưa hấu/nhãn (200gr)
Bữa tối:
- Cơm (150gr)
- Lạc, vừng rang/tôm (50gr)
- Đậu xanh luộc/ canh bí xanh/ su hào xào (200gr)
- Xoài chín/dưa lưới (200gr)
- Sữa chua ít chất béo
- Trà thảo dược.
Thực đơn mẫu trong 1 tuần