Năm 2006, cô mua chiếc xe Mini Cooper GP được sản xuất với số lượng có hạn. Chỉ có 3 chiếc trong số đó có mặt ở Trung Quốc. Hai năm sau đó, với sự trợ giúp của gia đình, cô vung số tiên trên 200.000 USD cho chiếc Porsche Cayman màu hồng. "Tôi thích những dòng xe này" - cô nói. "Nó quá đẹp... Và tôi thích các bộ số này, nó giúp bạn có thể tăng tốc rất nhanh".

Xin Xin bên chiếc "xế khủng" của mình
 
Chỉ nghe chuyện này thôi cũng đủ thấy kinh ngạc: một người trẻ tuổi nào đó ở một đất nước vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế có thu nhập thấp sang thu nhập trung bình có thể mua được chiếc xe hơi thể thao hàng đầu của Đức (bằng tiền mặt!)

Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn cho những nhà bán lẻ và quảng cáo là Xin Xin không phải trường hợp duy nhất. Có rất nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc cũng muốn sở hữu những chiếc xe hơi thể thao kiểu này.

Hãng Fiat hiện coi Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ. Tại đây, 30% khách hàng ở đại lục sử dụng chiếc xe Maserati của Fiat là nữ, cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ tại châu Âu hoặc Mỹ (chỉ khoảng 2-5%).

Tỉ lệ khách hàng nữ của dòng xe Ferraris ở Trung Quốc cũng cao gấp đôi so với bình quân trên thế giới. Trong số 300 mẫu đã được bán ở đại lục trong năm 2010, có 20% là do khách hàng nữ mua.

“Phụ nữ Trung Quốc lại quan tâm tới việc mua xe nhiều hơn: từ kiểu dáng, cảm giác, cho tới quyết định mua xe” - Matthew Bennett, giám đốc chi nhánh Châu Á – Thái Bình Dương của Aston Martin cho biết.

“Văn hóa là rất khác biệt” - Angelica Cheung, Tổng biên tập tờ Vogue Trung Quốc nói. “Rất nhiều phụ nữ tại Trung Quốc sống độc lập… Họ thực sự kiếm được rất nhiều tiền. Họ gặt hái được thành công. Và đơn giản là họ nghĩ, tôi có thể có những thứ mà đàn công sở hữu”.

Như Xin Xin, cô luôn thích đua xe cùng với các tay lái khác. “Những phụ nữ Trung Quốc như chúng tôi không chỉ có tâm hồn của con gái, mà còn có khát khao lái những chiếc xe thể thao. Bạn có thể cảm nhận thấy sức hấp dẫn từ việc đua xe y hệt như các chàng trai vẫn làm”.

Với một người mê xe thể thao như Paolo Gasparrini, thì có chút gì đó khác biệt.

“Tôi nghĩ về nước mình là Italy, nói thật, ở đó bạn chẳng bao giờ dễ dàng đưa xe thể thao của mình cho vợ, còn ở đây thì lại khác. Gasparrini vẫn thường thấy các cô gái trẻ Trung Quốc lái xe thể thao quanh các con phố ở Thượng Hải.

“Những cảnh đó tôi thấy ở đây nhiều hơn là so với châu Âu. Ở châu Âu chúng tôi có quan niệm khác về xe hơi. Thường thì đàn ông sẽ cảm thấy rất ghen tị với những chiếc xe của chúng tôi… Còn ở đây thì thật khác lạ. Nó rất rất cởi mở”.

Trong lúc này, Xin Xin lại đang chuẩn bị mua một chiếc xe khác. “Lamborghini” – cô tự tin nói. Lần này, cô sẽ mua nó bằng tiền của mình.

Đảo ngược vai trò

Trên thực tế, với vai trò là giám đốc hãng mỹ phẩm L’Oreal tại Trung Quốc, Gasparrini nói rằng người tiêu dùng hàng xa xỉ có thu nhập trung bình tại Trung Quốc lại rất cởi mở với việc khoe khoang vẻ giàu có và quyền lực của mình theo cách mà người châu Âu hay là Mỹ có thể sẽ cảm thấy ngượng ngùng.

“Tôi nghĩ rằng trong văn hóa Trung Quốc, đó không phải là điều cấm kị” khi một người đàn ông bỏ ra nhiều thời gian và tiền bạc vào các sản phẩm chải chuốt – Gasparrini nói. Mười năm trước, các sản phẩm đó hoàn toàn không có mặt tại Trung Quốc. Ngày nay, đó là một ngành công nghiệp trị giá gần 800 triệu USD.

“Không ai để ý đến bạn nếu như bạn không để tâm tới khuôn mặt mình... dần dà, càng nhiều đàn ông Trung Quốc sử dụng các sản phẩm (chải chuốt) này” Gasparrini nói. Công ty của Gasparrini đang chiếm lĩnh thị trường chăm sóc sắc đẹp dành chon nam gới với các dòng sản phẩm của L’Oreal Paris và dòng dưỡng da Biotherm. Thực tế, 30% doanh số bán sản phẩm dưỡng da chống lão hóa có được từ việc bán các sản phẩm chăm sóc da cho nam giới.

Những sản phẩm này do những người như Jacky Sun tiêu dùng. Anh sống ở Thượng Hải và thích dùng sữa rửa mặt Biotherm. “Ngày càng nhiều người trong nhóm bạn của tôi thích sử dụng những thứ này, bởi vì nó rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt với người khác” – Jacky nói.

Một thăm dò gần đây của Tập đoàn Hurun – hãng tư vấn nghiên cứu về giới thượng lưu giàu có của Trung Quốc – cho thấy, những ấn tượng đó rất quan trọng với những người giàu.

“Người tiêu dùng đồ xa xỉ tại Trung Quốc phần đông là trẻ hơn, nhiều người dưới độ tuổi 40… Hơn nữa, họ chủ yếu là những người giàu mới nổi, và mới bắt đầu tiêu thụ các sản phẩm đắt tiền. Do đó, đối với họ, chức năng xã hội của các sản phẩm đó là quan trọng nhất” – trích báo cáo của Hurun trong năm 2011.
Theo Thu Lượng (VNN / MSN)


Video đang được xem nhiều