1. Trứng gà ta (gà nhà) là loại trứng phổ biến nhất và cũng là loại trứng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Trứng gà là nguồn dinh dưỡng quý giá với sức khỏe, cung cấp cho cơ thể một lượng lớn phôtpho, kẽm và kali. Ngoài ra trứng gà còn chứa nhiều canxi, sunful và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2 và rất dồi dào vitamin D. |
Trong một quả trứng gà có kích cỡ trung bình có chứa đến 65 đơn vị calo tồn tại dưới dạng protein và chất béo triglycerin (có chứa 5,5g protein và 44g chất béo). Đặc biệt trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axít cơ bản cần thiết cho sức khỏe. |
2. Trứng gà tây: Trứng gà tây (Turkey egg) là loại thực phẩm có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Những người nuôi gà tây thường ít khi bán trứng, dùng để ấp cho ra đời những chú gà con mang lại giá trị kinh tế cao. Theo nghiên cứu, trứng gà tây có hương vị thơm ngon hơn trứng gà và kích thước lớn gấp 1,5 lần so với trứng gà thông thường. |
Trứng gà tây có chứa nhiều vitamin A, D, E, B1, B2, B6, B12, B5, fofate, canxi, phốt pho, sắt và kẽm. Ngoài ra trứng gà tây còn giàu chất lecithi có tác dụng kích thích tiêu hóa, tốt cho gan, giảm tắc nghẽn động mạch và ngừa sỏi thận. |
3. Trứng vịt: Một quả trứng vịt thường có chứa gần 130 đơn vị calo, lượng calo này trong trứng vịt gấp đôi lượng calo trong trứng gà, tuy nhiên kích thích trung bình của một quả trứng vịt thường gấp 30% so với trứng gà. Hơn thế nữa, trong trứng vịt có chứa 9g protein và 9,7g chất béo triglyceride, cũng như hàm lượng canxi và kali như ở trong trứng gà. |
Trong 100g trứng vịt sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 185 đơn vị calo, trong khi đó ở trứng gà thì con số này là 149 đơn vị calo. Hàm lượng tinh bột ở trứng gà và trứng vịt tương đương nhau, còn hàm lượng protein ở trứng vịt sẽ cao hơn trứng gà. Những thành phần khoáng chất ở trứng vịt và trứng gà tương đương nhau. Trong 100g trứng vịt sẽ có chứa 3,68g chất béo bão hòa so với con số này ở trứng gà là 3,1g. Chất béo không bão hòa ở trứng vịt nhiều hơn với trứng gà là 50%. |
Các amino axít trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng. Thành phần cholesterol ở trứng gà ít hơn trứng vịt, nếu trong 100g trứng vịt có chứa 884 miligam cholesterol thì ở trứng gà con số này là 425 miligam. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt hoặc tiết chế nó trong chế độ ăn uống. |
4. Trứng đà điểu: Trứng đà điểu (Ostrich egg) được người Mỹ dùng khá phổ biến từ thời Phoenicia (nền văn minh cổ đại dọc eo biển Libăng, Xiri và Bắc Israel từ năm 1550 trước Công nguyên). Mỗi quả trứng đà điểu đủ cho 10 người ăn, tương đương 30 quả trứng gà, nặng trên 2,2 kg, nếu luộc phải mất trên tiếng rưỡi mới chín. |
Trứng đà điểu giàu calo, tương đương với trứng gà, nhưng lượng calo của trứng đà điểu lại khác. Ví dụ 1 quả trứng gà chưa qua chế biến khoảng 72 calo nhưng một quả trứng đà điểu tuy rất to nhưng chỉ tương đương hoặc thấp hơn 24-25 quả trứng gà. Về dưỡng chất, nhất là protein và mỡ giống trứng gà nhưng trứng đà điểu còn giàu dưỡng chất khác như canxi, phốt pho, vitamin A và axít folic, hàm lượng cholesterol thấp. |
Ngoài ra trứng đà điểu còn giàu vitamin E và axít pantothenic, sắt. Ví dụ một quả trứng gà có chứa 91 mg sắt còn một quả trứng đà điểu có chứa 111 mg hay một quả trứng gà chứa 490 mg manhe trong khi đó ở đà điều là 540 mg. |
5. Trứng cút: So với trứng gà và trứng vịt thì trứng cút có kích cỡ nhỏ hơn nhiều. Thường thì một quả trứng cút chỉ nặng có khoảng 8,5g. Tuy nhiên trứng cút lại giàu dưỡng chất nhất so với trứng gà và trứng vịt. Một quả trứng cút có chứa đến 14 đơn vị calo, 1,2g protein và 1g chất béo. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axít, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt. |
Trứng chim cút so với trứng gà thì ít có khả năng gây dị ứng hơn vì thế với trẻ dưới 6 tuổi (là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm) nên lựa chọn trứng cút thay cho trứng gà. Các bậc cha mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3 - 4 quả trứng cút mỗi ngày mà không lo bé bị dị ứng. Hơn thế nữa, trứng cút còn rất có lợi trong quá trình phát triển trí não của bé. |
Tuy nhiên, những người già, người mắc tăng huyết áp, người dễ có nguy cơ bị tim mạch hay người có hàm lượng cholesterol trong máu cao nên hạn chế ăn trứng cút vì trong thành phần của trứng cút có chứa một lượng lớn cholesterol. |
6. Trứng ngỗng: Trứng ngỗng (Goose egg) là thực phẩm được phụ nữ ưa chuộng, lớn gấp 3 lần trứng gà, vỏ dày và cứng hơn. Vừa làm thực phẩm lại kiêm chức năng dùng cho mục đích trang trí lễ Phục sinh. Về mặt dinh dưỡng, trứng ngỗng gần giống trứng gà và trứng vịt. Ví dụ chất đạm (protein) trong trứng ngỗng thấp hơn trứng gà, trứng vịt nhưng lipid lại cao hơn, tuy nhiên trứng ngỗng lại có mùi vị không được như ý, và đôi khi còn gây khó chịu. |
Theo đông y, trứng ngỗng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế bệnh thận, viêm gan, tuy nhiên do có hàm lượng chất béo (lipid) cao nên những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu và huyết áp cao nên hạn chế ăn. Riêng quan niệm phụ nữ có thai ăn trứng ngỗng, dễ đẻ con trai thì chưa hề có nghiên cứu nào khẳng định điều này. |
7. Trứng ba ba: Trứng ba ba có thể dùng chữa được một số bệnh như, dùng trứng ba ba chữa bệnh lỵ kinh niên, hoặc dùng lòng trắng trứng ba ba bôi để chữa bệnh trĩ. |
Trứng ba ba cũng có thể chữa được bệnh hen suyễn: Cho trứng ba ba vào rượu luộc chin, cho đường phèn vào khi tan hết đường phèn thì cho bệnh nhân ăn trứng, uống rượu. Ngày 1 lần cứ như thế 2-3 ngày. |