12 năm dàn dựng 100 kịch bản nổi tiếng

Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch có quyết định giao cho Cục Nghệ thuật Biểu diễn xây dựng Đề án Dàn dựng 100 kịch bản sân khấu nổi tiếng VN và thế giới. Việc này hoàn toàn đúng đắn và có nhiều cái lợi lớn. Thứ nhất, nó khẳng định thành tựu, giá trị của sân khấu VN qua chiều dài lịch sử trong lòng khán giả đương đại. Thứ hai, đề án nhằm tôn vinh đóng góp, công sức của nhiều thế hệ hoạt động sân khấu. Thứ ba, thế hệ trẻ sẽ có cơ hội nhìn lại thành quả của sân khấu, qua đó, giáo dục truyền thống, đạo lý. Thứ tư, nó sẽ đóng góp một phần quan trọng làm thay đổi diện mạo đời sống sân khấu đương đại, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, qua các tác phẩm nổi tiếng thế giới, những nghệ sĩ trẻ và khán giả sẽ được tiếp cận với tinh hoa văn hóa nhân loại.

0
(TT&VH Online) - Sau khi đã gây ra bao tranh luận thời gian qua từ thông tin Nhà hát Tuổi trẻ được giao “một mình” dựng đủ 100 “kiệt tác sân khấu”, dự thảo Đề án Dàn dựng 100 kịch bản sân khấu nổi tiếng của VN và thế giới (từ nay tới năm 2020) đang được Cục Nghệ thuật Biểu diễn lấy ý kiến từ các nhà hoạt động sân khấu lão thành.
 
Phóng viên TT&VH đã có cuộc trò chuyện cùng Ông Nguyễn Đăng Chương - Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn - người trực tiếp soạn thảo đề án này.
 
- Tháng 6 tới đề án sẽ được trình Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch xem xét và phê duyệt. Liệu với 12 năm, với số tiền không phải là nhỏ bỏ ra đầu tư cho việc dàn dựng này, sân khấu VN cũng như khán giả sẽ được gì?
 
NSƯT Thu Hà  và nghệ sĩ Trọng Phan trong "Bà tỷ phú về thăm quê"
 
- Thực tế, hiện nay, sân khấu không thu hút được khán giả. Liệu những tác phẩm kinh điển này có cùng chung số phận với những vở dựng xong rồi cất kho như hiện nay?
- Khán giả đang quay lưng lại với sân khấu, nguyên nhân do người sáng tạo bị bế tắc. Đời sống đang thay đổi từng ngày từng giờ, trong khi, những người sáng tạo chưa tìm ra được chìa khóa để lý giải hiện thực. Thế cho nên, sân khấu mới chỉ minh họa cuộc sống. Thiếu khán giả là đương nhiên.
 
Trước tình hình như vậy, nhiều đơn vị đã đi vào xây dựng những tác phẩm hài, thậm chí phải sử dụng cảnh nóng để thu hút khán giả. Theo tôi, 100 kịch bản dàn dựng chắc chắn sẽ thu hút khán giả. Vì dù tiếp thị tốt đến bao nhiêu, nhưng vở dở thì cũng chỉ “lừa” khán giả đến rạp 1 buổi rồi thôi. Đây là những kịch bản nổi tiếng, nhiều người chưa được xem, mới chỉ được nghe. Hơn nữa, đề án đưa ra tiêu chí nghiêm ngặt để dàn dựng những tác phẩm đạt chất lượng, làm sao tác phẩm phù hợp cuộc sống, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu hưởng thụ tinh thần của con người hôm nay khi vừa qua, thị hiếu khán giả bị lung lay bởi những tác phẩm “thương mại hóanghệ thuật.

- Cụ thể, những tiêu chí nghiêm ngặt đó là gì?

- Trước hết, đây thực sự phải là những kịch bản xuất sắc. Việc chọn lọc không nhờ vào quan hệ cá nhân, mà nó thể hiện ngay trong câu chữ, và được khẳng định giá trị qua thời gian. Thứ 2, đơn vị tổ chức phải thực sự có khả năng dàn dựng. Họ không chỉ lo được kinh phí mà phải chọn ê-kíp thực hiện thực sự có năng lực, diễn viên lành nghề, đạo diễn có tài năng...
 
Tiêu chí thứ 3, những kịch bản nổi tiếng thậm chí có cách nay từ ngàn năm, đơn vị nghệ thuật giữ được tư tưởng, cốt truyện, nhưng phải phả hơi thở đương đại, khi đưa kịch bản văn học ấy vào vở diễn... Hơn nữa, một tác phẩm đồ sộ, kinh phí nhỏ không thể làm hay được. Bộ chỉ rõ, với đơn vị Nhà nước, kinh phí từ nguồn sự nghiệp và xã hội hóa, còn đơn vị nghệ thuật xã hội hóa, kinh phí do Nhà nước đặt hàng. Đặc biệt, khi tác phẩm ra đời, các đơn vị phải có chiến lược đi biểu diễn. Đây là điều quan trọng, để tác phẩm “đứng” được.
 
Cảnh trong "Bà tỷ phú về thăm quê"

- Với các tiêu chí khắt khe như trên liệu các nhà hát có mặn mà với đề án này không, thưa ông?

- Sân khấu đang tìm lối đi phù hợp. Đề án là một cách để tháo gỡ những khó khăn của sân khấu hiện nay. Một loạt đơn vị có ý kiến xin dựng: NH Kịch VN, NH Tuổi trẻ, NH Chèo VN, NH Tuồng Trung ương... Nếu đơn vị nào đáp ứng được tiêu chí, mới được cho phép dàn dựng. Quá trình kéo dài đến 2020. Trong 12 năm, khán giả sẽ dần thưởng thức những thành tựu của sân khấu VN và thế giới.

- Khi xây dựng đề án này, một cách khách quan, các cơ quan quản lý có tính tới nhu cầu thực sự của khán giả, vì chúng ta sẽ mất 12 năm với rất nhiều tiền của cho việc này?

- Nhu cầu của khán giả bây giờ đang mong những người làm sân khấu đưa cho họ những tác phẩm thực sự có chất lượng nghệ thuật cao. Nếu định hướng nhu cầu khán giả hiện tại, rồi xây dựng tác phẩm thì nó sẽ chỉ thành công tại thời điểm đó mà thôi.

Thực tế, có những vở được đầu tư công phu như Hàn Mặc Tử của NH Tuổi trẻ, dàn dựng xong không thể diễn vì không có khán giả trong khi Đời cười thì vẫn đều đều đỏ đèn?

- Vở Hàn Mặc Tử ra đời, có ý khen, nhưng cũng có ý kiến cho rằng vở dở, như vậy có nghĩa vở chưa đạt chất lượng mà khán giả mong muốn, mới xếp vào kho. Đời cười là một loạt các tiểu phẩm ngắn phục vụ nhu cầu của một bộ phận khán giả. Những vở đưa vào đề án này đạt chất lượng và từng sống mãi với thời gian, giờ được dựng lại, để góp phần thay đổi diện mạo đời sống sân khấu hôm nay.

- Kế hoạch triển khai đề án như thế nào?

- Quan điểm là ưu tiên lựa chọn kịch bản VN nhiều hơn kịch bản thế giới, nhưng phải đảm bảo tiêu chí đề ra. Có thể sẽ có những kịch bản của Trần Đình Ngôn, Doãn Hoàng Giang, hay của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ... Trong quá trình soạn thảo chúng tôi sẽ lấy ý kiến các nhà hoạt động sân khấu lão thành, sau khi tổng hợp ý kiến mới trình Bộ xem xét. Tôi tin với đội ngũ nghệ sĩ hiện nay, dù thiếu so với nhu cầu xã hội, nhưng không đến nỗi không đủ lực để làm được 100 kịch bản sân khấu này trong thời gian 12 năm. Hơn nữa, một khi vở đi vào dàn dựng sẽ phát hiện ra những ngôi sao.

Thu Hằng

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]