3 bài học của Lão Tử giá trị muôn đời

3 bài học của Lão Tử dành cho học trò, dạy họ cách sống, cách làm người trong xã hội xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

15.5925

Lão Tử. Ảnh: wikipedia

Cùng nghiền ngẫm 3 trong câu chuyện giữa Lão Tử và Thường Thu:

Bài học thứ nhất: đi qua quê nhà phải xuống xe

Lão Tử nói với Thường Thu rằng: đi qua quê nhà phải xuống xe để răn mình không được quên cha mẹ người thân. Không được quên những ngày khốn khó trước đây.

Điều này rất nhiều người trong xã hội đã không làm được. Họ lúc nào cũng nghĩ: mình tài giỏi như thế này, giàu có như thế này, sang trọng như thế này tại sao phải nhớ đến những ngày còn ở quê nghèo. Họ đánh mất đi gốc gác của mình. Buông ánh mắt khinh rẻ, coi thường những người xuất thân từ nông thôn lên thành phố lập nghiệp. Họ quên rằng, mình cũng từ đó mà thành công như bây giờ. Đáng lẽ ra phải nâng đỡ những người con của quê nghèo lại cố gắng cắt đứt liên lạc để không ai phát hiện ra mình từ “quê” lên. Thật xấu hổ vì họ quên mất đạo lý: Uống nước nhớ nguồn.

Bài học thứ hai: đi qua cây lớn phải từ từ

Bài học này răn dạy con người ta phải biết yêu kính những người lớn tuổi. Họ đã sống hơn chúng ra rất nhiều thời gian, họ biết những cái chúng ta chưa từng trải qua và cho dù ngày nay công nghệ phát triển cỡ nào thì kinh nghiệm đúc kết vẫn giúp họ sống tốt giữa cuộc đời đầy biến động này. Thế nên đừng nghĩ mình biết dùng laptop, iPhone…lại coi thường sự hiểu biết của những người lớn tuổi. Hãy yêu thương và kính trọng họ để bạn biết sống tốt đẹp hơn. Có những người thấy người già thì nhìn bằng ánh mắt coi thường khinh rẻ. Họ sợ những người đó sẽ ăn bám họ, họ sợ phải nuôi nấng và chăm sóc những người đó. Nhưng đừng bao giờ quên, thương già, già để đức cho. Chúng ta làm gì cũng nên tạo cái đức cho mình và con cháu.

Bài học thứ ba: răng không còn nhưng lưỡi còn

Bài học này răn dạy bạn phải biết sống và đối nhân xử thế một cách đúng mực. Nếu bạn quá cứng rắn hay lạnh lùng và nhẫn tâm bạn sẽ chẳng bao giờ biết có được sự coi trọng và yêu thương từ người khác. Nếu bạn quá cứng rắn sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh. Người xưa nói: mềm nắn rắn buông. Chúng ta cần biết lúc nào nên cứng rắn, lúc nào không nên để có đạo làm người được người khác coi trọng, không bị cái xô bồ của cuộc sống đẩy ngã.

Theo Kiến thức

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]