8 bước để trở thành cha mẹ tốt trong mắt con

(Làm Mẹ) - Làm thế nào để trở thành bậc phụ huynh tốt trong mắt con trẻ? Hãy tham khảo các bước dưới đây các mẹ nhé!

15.5851

1. Chia sẻ thời gian bên con

Khi đã làm cha, làm mẹ thì bạn cần phải có trách nhiệm với con mình và việc ở bên con càng nhiều càng tốt chính là nghĩa vụ của mỗi người cha, người mẹ.

Vì thế, hãy cố gắng sắp xếp công việc để có thể dành thời gian cho con trong những ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ. Vào những ngày nghỉ này, cả nhà cùng nhau đưa con đi chơi sở thú, đi xem xiếc, đi xem phim hay thậm chí là cùng con làm một việc gì đó tại nhà. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chia sẻ thời gian của mỗi người để tham gia vào những sự kiện, những bữa tiệc nào liên quan đến con, để tạo cho con sự tự hào về cha mẹ mình.

Những việc làm tưởng chừng như rất đơn giản này thực ra lại mang tới hiệu quả rất cao trong nhận thức của con, giúp con cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ. Và chúng sẽ thấy cha mẹ mình là người tuyệt vời thế nào.

2. Trò chuyện với con mỗi ngày

Trò chuyện cởi mở như một người bạn với con, cho phép trẻ được bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ cá nhân là một việc rất cần thiết và hữu ích. Trong những bữa ăn tối, hãy tạo ra thói quen trò chuyện với con về một ngày của con ở trường. Một ví dụ đơn giản như hãy hỏi bé về việc học tập, bạn bè, những trò chơi…có thích không, có vui không…

Điều quan trọng nhất là biến mọi điều trong cuộc sống thường ngày thành cơ hội để bé học hỏi, hình thành khả năng, phong cách sống ham học cho con. Khuyến khích bé bộc lộ khả năng và tự đặt câu hỏi; luôn luôn khen ngợi, cổ vũ trẻ sau những nỗ lực để đạt được những mục tiêu nhỏ.

Hãy trở thành một người bạn của con và để con cảm thấy hạnh phúc khi có một người cha, người mẹ quan tâm và muốn biết những điều đang diễn ra trong cuộc sống của con.

3. Hiểu rõ con hơn

Là phụ huynh, bạn cần phải trở thành người quan sát, chú ý tới những điều có thể là động lực cho con và điều có thể làm con nhụt chí để có hướng tiếp cận khác nhau trước những vấn đề khác nhau. Cần hiểu rõ con vì trên thực tế, trẻ này có thể hứng thú với cách này nhưng bé khác lại không.

Khi hiểu rõ về con, cha mẹ sẽ có những phương pháp thích hợp trong nuôi dạy con, và bé sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức. Ví dụ, nếu bé không thích đọc hay đang gặp vấn đề về đọc – hiểu thì bạn nên đọc cho con và khuyến khích con cùng đọc to với bạn. Bằng cách này, bạn sẽ ngạc nhiên về sự tiến bộ của con. Điều này thật sự đúng cho những trẻ không hứng thú với việc đọc.

Một cách khá đơn giản để thúc đẩy con phát triển là nhắm vào thế mạnh của trẻ. Hiểu được niềm đam mê và học tốt môn học nào của bé thì bạn nên khuyến khích con phát triển khả năng này, tìm cách để cháu tiếp cận nhiều hơn nhằm nuôi dưỡng và thể hiện “tài năng” với môn học này. Hiểu con, để khuyến khích, động viên con. Còn có thể chia những thử thách của con thành nhiệm vụ nhỏ để bé có thể tự hào về công việc của mình qua mỗi giai đoạn mà không tự kiêu hay chán nản.

4. Thi thoảng tặng quà cho con

Trẻ em sẽ có cảm giác như mình là “cái rốn của vũ trụ” mỗi khi được nhận quà bánh. Mỗi tháng 1 đến 2 lần, bạn hãy nuông chiều con bằng cách mua tặng con những đồ chơi mà con đã thèm muốn từ lâu, hoặc mua cho con kem hay bánh kẹo... Bạn cũng có thể đều đặn chuẩn bị những món ăn mà con yêu thích trong những bữa cơm gia đình.

5. Quan tâm con mỗi ngày

Quan tâm con không phải chỉ là quan tâm tới việc học tập, sinh hoạt hàng ngày của con. Mà còn là quan tâm đến tâm lý của con, các mẹ thỉnh thoảng có thể tổ chức những chuyến đi dã ngoại, những bữa tiệc…. cho con và thậm chí là cùng các bà mẹ khác tổ chức cho nhóm bạn của con. Con bạn chắc chắn sẽ rất hạnh phúc khi thấy bạn tổ chức những sự kiện đó vì chúng.

Bên cạnh đó, trẻ em sẽ có cảm giác như mình là trung tâm của thế giới mỗi khi được nhận quà bánh. Vậy nên, các bậc phụ huynh thỉnh thoảng có thể nuông chiều con bằng cách mua tặng con những đồ chơi mà con đã thèm muốn từ lâu, hoặc mua cho con kem hay bánh kẹo…

Mặt khác, chú ý đến dinh dưỡng của con là quan tâm tới sức khỏe của con. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh, nhất là những bệnh thông thường như bệnh ho trẻ em, sụt sịt muỗi, rối loạn tiêu hóa… Do đó, cha mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho con, và cũng nên hiểu thói quen ăn uống và sở thích của con để mang lại cho con sức khỏe tốt nhất.

6. Thưởng cho con khi có hành vi tốt

Hãy giúp con hình thành thói quen tích cực bằng cách thưởng cho những việc làm tốt thay vì quở trách hay mắng mỏ mỗi khi con làm điều sai trái. Khi thấy con làm được một việc gì tốt, hãy thưởng cho con đồ chơi, bánh kẹo hay một chuyến đi chơi và đừng quên nhắc con nguyên nhân của phần thưởng đó. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mình đặc biệt và hình thành cách ứng xử tốt hơn.

7. Kiểm soát cảm xúc

Một điều quan trọng nhưng phụ huynh lại hay mắc phải đó là không thể kiểm soát cảm xúc khi dạy trẻ. Thái độ của cha mẹ tác động xấu đến con trẻ. Chăm sóc, dạy dỗ con bằng những cảm xúc tiêu cực là phản tác dụng và sẽ chỉ khiến con quan tâm đến cảm xúc của bạn hơn là nhiệm vụ chúng phải làm. Do đó, để là một người bố, người mẹ tuyệt vời thì bạn nên giữ thái độ lạc quan và nói chuyện với con một cách nhẹ nhàng nhưng chân thành nhất có thể.

8. Là một tấm gương tốt

Trẻ em chủ yếu học cách cư xử từ việc theo dõi người lớn. Càng bé thì chúng càng chú ý tới cử chỉ của bạn. Trước khi quất roi hoặc bạt tai con thì hãy nghĩ bạn có muốn con làm như vậy khi chúng nổi giận? Hãy luôn nhận thức rằng con bạn đang quan sát bạn. Các nghiên cứu cho thấy những trẻ em đánh nhau thường có ông bố vũ phu ở nhà.

Hãy nêu gương những đức tính mà bạn muốn con mình phát triển: tôn trọng người khác, thân thiện, trung thực, tử tế và bao dung. Tỏ ra rộng lượng không ích kỷ. Làm việc cho người khác mà không cần đáp trả. Luôn cảm ơn và khen ngợi. Trên hết, đối xử với con theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với bạn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]