Cách chọn giày cho bé cực đơn giản mà hiệu quả

Việc chọn giày cho bé khiến nhiều bậc phụ huynh lúng túng vì bị choáng ngợp giữa muôn vàn những đôi giày nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc vô cùng bắt mắt...

15.6033

Các ông bố bà mẹ thường phàn nàn vì phải bỏ ra quá nhiều tiền để mua giày cho con trong khi chúng chỉ dùng được trong thời gian ngắn.

Nhưng, hãy suy nghĩ một chút: tổng quãng đường mà con bạn phải di chuyển chỉ trong vài tháng có thể lên tới hàng trăm kilomet. Đôi chân còn yếu và chưa vững của bé cần được bảo vệ và hỗ trợ để chống lại những bề mặt gồ ghề mà bé có thể dẫm phải. Do đó, bạn cần phải chọn cho bé một đôi giầy chất lượng, thoải mái, bền và vì thế thường không đi kèm với giá rẻ.

9 bí quyết giúp bố mẹ chọn giày cho bé

1. Khi mua giầy đi chơi hoặc đi học cho bé (không kể trai hay gái), nên chọn giầy có đế bằng cao su vì bé sẽ chạy nhảy rất nhiều.

2. Không nên cho trẻ đi lại giầy cũ vì sau khi sử dụng một thời gian, giầy sẽ biến dạng. Nếu bạn cho con đi một đôi giầy cũ, đôi chân còn yếu của bé sẽ rất khó chịu vì phải gò bó theo cấu trúc chân của người khác.

3. Mua giầy chuyên dụng cho bé khi đi chạy. Giầy thường có đế cứng, chắc chắn và linh hoạt, gót tiếp xúc với mặt đất một cách vững chãi, miếng lót giầy êm giúp đôi chân không bị đau, đồng thời giúp giầy được bền hơn. Hãy tránh xa những đôi giầy bằng vải mỏng và đế mềm.

4. Bạn sẽ phải lưu ý hơn khi chọn giày nếu bé có lòng bàn chân phẳng. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân phẳng nhưng khi 2,3 tuổi, vòm bàn chân bắt đầu hình thành. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bàn chân trẻ, bạn cần gặp bác sĩ tư vấn để có những lời khuyên bổ ích nhất.

Mẹ cần cân nhắc kỹ lượng khi chọn giày cho bé yêu của mình

5. Bạn có thể kiểm tra độ mềm và đàn hồi của giầy bằng cách bẻ cong khi mua. Nếu trẻ không thể đi giầy một cách dễ dàng và bình thường thì hãy đến bác sĩ tư vấn vì trẻ có nguy cơ bị khoèo bẩm sinh.

6. Hãy thử một số cặp khác nhau và để bé đi bộ xung quanh cửa hàng một chút, xem cách bé di chuyển với các đôi giày hay dép, chúng có làm cản trở di chuyển của be không? Sau khi bé đi bộ, lấy giày hay dép ra, xem xét xem có bất kỳ đốm đỏ hoặc chân bé có bị ép chặt không? Mẹ có thể đo ngón tay của mẹ ở giữa gót giày và chân của bé, phải có khoảng cách chiều rộng là một ngón tay cái giữa các ngón chân của em bé và mõm của giày.

7. Dây buộc sẽ cầu kỳ hơn, các mẹ có thể mua cho con mình loại khóa dán, tuy nhiên đây là lựa chọn cá nhân nhé ^^. Nếu là dây buộc, bé sẽ khó khăn để đi và tự buộc chúng. Loại khóa dán thì dễ dàng hơn, bé có thể tự học và tự tháo - đi lại giày cho mình.

8. Kiểm tra sự phù hợp giày của bé ít nhất một lần một tháng. Tất cả các bé phát triển ở mức độ khác nhau, nhưng mẹ có thể mong đợi để mua đôi giày có kích thước lớn hơn ít nhất 3-6 tháng. Kiểm tra các dấu hiệu hao mòn trên những đôi giày và sẵn sàng thay thế nếu vết nứt đáy hoặc nếu có những vết rách đầu hoặc bề mặt giày, dép.

Nên đọc

9. Các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm đến cách chọn size giày sao cho đúng với kích thước chân bé. Đừng bao giờ đi mua giày mà không có trẻ đi theo để thử giày, vì kích thước chân bé sẽ thay đổi rất nhanh theo sự phát triển không ngừng của bé.

Để giữ ấm chân cho trẻ vào mùa lạnh, các bà mẹ thường mang thêm vớ cho trẻ, vì vậy cần chọn một đôi giày hơi lớn hơn một chút để tạo sự thoải mái cho trẻ. Nhưng cũng đừng nên chọn giày quá lớn để trừ hao, vì có thể gây vướng víu cho trẻ khi bước đi.

Hãy cân nhắc để chi tiêu hợp lý khi mua giầy cho trẻ. Hầu hết các ông bố bà mẹ đều có vài đôi giầy, vậy thì mua thêm cho bé 1 đến 2 đôi giầy là chuyện rất hợp lý. Kể cả khi con bạn sẽ lớn lên rất nhanh thì việc trang bị những đôi giầy chất lượng tốt vẫn rất xứng đáng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]