Điều trị hen suyễn bằng thực phẩm

Rau hẹ, lá dâu tằm, mật ong, chanh,..là những thực phẩm phổ biến thường được dùng để trị bệnh hen suyễn.

15.6111

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm (đàm) hoặc không có đờm.

Căn cứ vào triệu chứng, đông y phân chia hen phế quản thành hai thể bệnh gồm: Thể lãnh háo (hen thể hàn) - bệnh tăng khi nhiễm lạnh, bệnh tái phát vào mùa đông (lạnh), bệnh càng tăng khi càng lạnh, triệu chứng đờm loãng, trong và thể nhiệt háo (hen thể nhiệt) - bệnh tăng khi nhiễm nóng, bệnh tái phát vào mùa hè (nóng), triệu chứng đờm đặc, vàng hoặc xanh.

Trong mỗi thể bệnh đều bao gồm hai tình trạng bệnh là: Thực chứng (cấp tính) với tính chất cơn co thắt khí quản mạnh, dữ dội và tình trạng hư chứng (mạn tính) là biểu hiện bệnh trong giai đoạn bệnh ổn định với những cơn co thắt khí quản nhẹ nhàng, tuy nhiên đôi khi vẫn có thể xuất hiện những đợt cấp tính.

Hen phế quản có thể do phong hàn (nhiễm gió lạnh), phong nhiệt (nhiễm nóng, nhiễm khuẩn, viêm,... )do phong thấp (độ ẩm không khí cao; do chức năng tạng phế rối loạn: Phế khí chủ túc giáng) hay do chức năng tạng thận suy, (thận chủ nạp khí). Các nguyên nhân trên gây rối loạn, suy giảm các chức năng tạng phủ, vệ khí hư - tà khí xâm phạm.

Đối với chức năng phế gây phế khí chủ túc giáng rối loạn dẫn tới phế khí nghịch sinh ra cơn hen. Ảnh hưởng chức năng tạng thận: vì thận là cơ quan chủ nạp khí nên khi rối loạn chức năng sẽ dẫn tới phế khí nghịch sinh ra cơn hen.

Những thực phẩm trị hen suyễn

Chữa hen suyễn thể phong nhiệt

Ở thể phong nhiệt, người bệnh bị ho, khó thở, có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng, ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày, Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh cho hay.

Để bồi bổ cho người bị hen suyễn thể phong nhiệt có thể dùng các món sau:

- Canh rau hẹ:

+ Nguyên liệu: rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, lá dâu tằm 30g tươi.

Rau hẹ

+ Cách làm: hoa đu đủ đực, lá dâu tằm giã nát, hòa với 300ml nước lọc lấy nước (bỏ xác) đem đun sôi. Cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Chia hai-ba lần ăn trong ngày. Ăn liên tục ba ngày, sau đó cách một-hai ngày ăn một lần.

- Bột lá dâu, lá khế:

+ Nguyên liệu: lá dâu tằm 300g, lá khế 100g, hạt tía tô 40g.

+ Tất cả rửa thật sạch, phơi hoặc sấy khô, tán bột. Ngày dùng 50g, hãm với 100ml nước sôi, uống vào buổi sáng.

Có thể chỉ dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà.

Chữa hen suyễn thể phong hàn

Ở thể phong hàn, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt. Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong hàn:

- Nước đinh hương, mật ong:

+ Nguyên liệu: đinh hương 5-6 nụ, mật ong 50ml.

+ Cách làm: nấu sôi đinh hương với 100ml nước, thêm mật ong vào khuấy đều. Chia hai-ba lần uống trong ngày.

- Canh rau hẹ, hoa đu đủ đực:

+ Nguyên liệu: rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, gừng tươi 10-15g (ba lát nhỏ).

+ Cách làm: hoa đu đủ đực, gừng tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước, lọc lấy nước (bỏ bã), đun sôi rồi cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn.

Chia hai-ba lần ăn trong ngày. Ăn liên tục ba ngày, sau đó cách một-hai ngày ăn một lần.

Chữa hen suyễn thể phong đàm

Ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đàm nhớt, khò khè liên tục, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn. Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong đàm:

- Trứng gà ngâm nghệ:

+ Nguyên liệu: trứng gà một quả, nghệ vàng 50g, muối ăn.

+ Cách làm: dùng kim khoan hai lỗ nhỏ ở hai đầu quả trứng gà. Nghệ vàng rửa sạch, giã nhỏ, thêm 100ml nước vào lọc lấy nước, hòa với ít muối (khoảng một muỗng cà phê muối). Ngâm trứng gà vào nước nghệ ba ngày. Ba ngày ăn một quả. Ăn liên tục 10 quả.

- Nước chanh gừng:

+ Nguyên liệu: chanh một quả, gừng tươi 10g, muối ăn 1/2 muỗng cà phê.

Nên đọc

+ Cách làm: giã nát gừng với muối ăn rồi cho vào ruột quả chanh. Nướng quả chanh trên lửa than đến khi vỏ chanh có màu vàng đều.

Ép lấy nước chanh cho bệnh nhân uống hai-ba lần trong ngày. Uống liên tục năm ngày.

- Nước mật ong, quế:

+ Nguyên liệu: mật ong 30ml, bột quế 2-3g.

+ Cách làm: hòa mật ong, bột quế với 150ml sữa nóng. Chia uống một-hai lần trong ngày.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]