Hai cách làm hiệu quả

1. Trong hợp đồng sản xuất rau an toàn giữa Trung tâm Sao Việt (trực thuộc Công ty Dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang) với hơn 30 nông dân của xã Tân Quý Tây, Bình Chánh - TPHCM, Sao Việt cam kết đầu tư và thu mua toàn bộ sản phẩm với giá đảm bảo nông dân có lời. Nếu giá sàn hợp đồng thấp hơn giá thị trường, nông dân sẽ được Sao Việt trả thêm 50-70% mức chênh lệch đó.

15.6061

Anh Đào Thanh Đức, một nông dân, khẳng định: “Với cơ chế giá thoáng của Sao Việt, nông dân tụi tui chỉ cần lời 200 đồng/kg, thì không bao giờ có chuyện nông dân “xù” hợp đồng”. Anh dẫn chứng: Đầu tháng 6 vừa qua, mặc dù giá rau ngoài thị trường có lúc cao hơn giá sàn công ty đưa ra đến 1.000 đồng/kg, nhưng không có nông dân nào bán rau cho thương lái.

2. Lâu nay, trong thực hiện mô hình liên kết bốn nhà, các địa phương thường thực hiện theo quy trình: Đầu tư - tạo sản phẩm - thu mua - tiêu thụ. Nông trường Sông Hậu lại làm “ngược” với quy trình này: Tìm thị trường tiêu thụ - đặt hàng với giá cả cụ thể - kết hợp với các nhà khoa học xem xét về giống, khí hậu, thổ nhưỡng cho phù hợp từng vùng - sau cùng mới ký hợp đồng với nông dân.

Bà Trần Ngọc Sương, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, cho rằng dù quy trình này có tốn kém về thời gian, nhưng lại đảm bảo an toàn cho người sản xuất. Bởi lẽ, với quy trình lâu nay, doanh nghiệp sẽ không chủ động được đầu ra. Có nhiều doanh nghiệp bảo đảm “thu mua hết sản phẩm cho nông dân”, nhưng lại đem về “cất” trong kho, không tiêu thụ được. Khi đó dễ xảy ra tình trạng “bội tín” với nông dân, hoặc không dám tiếp tục bao tiêu.

Gia Hy
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]