Làm sao để dạy trẻ biết hài lòng với chính mình?

Nhiều bé mặc cảm về cơ thể mình như: “mắt một mí, mũi tẹt, môi dày,... và thường đứng trước gương rồi tự trách bản thân là sao mình xấu xí thế nhỉ!Có trẻ thì phụng phịu hỏi cha mẹ, “Bố mẹ ơi, có thật là con vừa béo vừa lùn không?”. Thì rõ ràng là trẻ bị người khác chê cười hoặc trêu chọc, về nhà rồi mà trẻ vẫn thấy bực bội khó chịu, do đó sinh ra mặc cảm. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

0

Vì sao trẻ không hài lòng với chính mình?

 
Có rất nhiều lý do khiến trẻ cảm thấy không hài lòng với chính mình, song lý do chủ yếu làm nảy sinh tâm lý “than thân trách phận” là do trẻ nhìn nhận bản thân qua cặp kính màu. Kết quả là trẻ chỉ nhìn thấy được khuyết điểm của mình và mặt tốt của người khác, từ đó sinh ra lòng tự ti, cho rằng số phận mình thật “hẩm hiu”, thế giới này chỉ có “bất hạnh” mà thôi. 
 
Bên cạnh đó, trẻ có một vài khiếm khuyết về thể chất như: có sẹo ở mặt, lưng gù, béo mập, thấp bé... hoặc trẻ có khiếm khuyết về trí tuệ nên học hành kém hơn các bạn; những trẻ sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt so với các bạn như không có bố, nhà nghèo... rất dễ bị bạn bè xa lánh, không biết cách hòa nhập với bạn bè nên cũng thường nảy sinh tâm lý tự ti không hài lòng với chính mình.
 
Biểu hiện tâm lý của trẻ không hài lòng với chính mình
 
Trẻ có tâm lý “than thân trách phận” lúc nào cũng dằn vặt, tự cho rằng mình là người kém may mắn, chứ không muốn làm thay đổi số phận mình bằng hành động và suy nghĩ tích cực. Nếu kiểu suy nghĩ tiêu cực này ăn sâu trong tâm trí trẻ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ tâm lý, khiến trẻ không thể ý thức được giá trị của bản thân, lúc nào cũng âu sầu, buồn khổ.
 
Tâm lý “than thân trách phận” ảnh hưởng xấu tới trẻ, do vậy cha mẹ cần giúp trẻ sống mạnh mẽ lên, nói với trẻ rằng: đừng tự dằn vặt mình, thành công sẽ đến với những người tin tưởng vào bản thân và hài lòng với chính mình.
 
Và thực tế đã cho thấy, những người “than thân trách phận” chính là người tự đưa mình vào “chỗ chết”, mặc dù có rất nhiều số phận bất hạnh đáng để chúng ta cảm thông chia sẻ, song tự than thân trách phận sẽ chỉ mang lai sự ác cảm cho người khác. Chẳng hạn như, một người bạn cùng trang lứa đã xúc động trước nỗi bất hạnh của một bạn khác và đã đồng ý kết bạn với người đó, song lâu dần trẻ bắt đầu cảm thấy chán ghét người này, vì cảm thấy mình không thể chơi mãi với một người lúc nào cũng “than vãn, oán trách số phận” được.
 
Biện pháp giúp trẻ khắc phục tâm lý này
  • 1

    Bố mẹ nên làm gương cho con

    Là bố mẹ, bạn nên bày tỏ thái độ rõ ràng với việc đổ lỗi cho số phận, oán trách người khác của trẻ. Trẻ bị điểm kém lỗi không thể tại thầy giáo, trẻ không xinh xắn không thể là lỗi của bố mẹ, hãy để trẻ hiểu rằng, có được mọi thứ trong cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ngoài ra, trước mặt con cái, bạn không nên tỏ thái độ bực tức, than trời, trách người khi có chuyện không vui trong cuộc sống hay công việc. Bởi lẽ trẻ sẽ nhanh chóng học được thái độ “than thân trách phận” này của bạn.
  • 2
    Hãy lắng nghe những gì trẻ nói
     
    Trẻ có tâm lý oán trách khi gặp việc không vừa ý trong học tập cũng như đời sống thì trước hết cha mẹ nên lắng nghe những lời trẻ nói. Bằng cách đó, bạn sẽ tìm hiểu được sự việc, chỉ bằng những câu hỏi nhẹ nhàng “con cứ nói đi, mẹ nghe”, “mẹ có thể giúp gì cho con không?”... Lưu ý, dù con bạn có tâm lý oán trách hay đổ tại hoàn cảnh thì cũng không nên cầm roi đánh trẻ. Điều đó sẽ chỉ khiến trẻ càng bị tổn thương mà thôi.
  • 3

    Thảo luận thương lượng với trẻ

    Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của trẻ để suy nghĩ, xem thái độ ấy của trẻ có hợp lý không. Song, như thế không có nghĩa là bạn hùa theo con. Nhẹ nhàng nói với trẻ rằng, người hay than vãn số phận và oán trách người khác thường không được mọi người yêu mến và khó làm được việc gì.
    Hãy để trẻ hiểu rõ rằng: “nhân vô thập toàn” và khuyên trẻ nên biết tự sức và tin tưởng vào bản thân, nhìn thẳng vào hiện thực, “việc của mình, mình phải tự làm, giấc mơ của mình phải do chính mình thực hiện”...
  • 4

    Hãy giúp trẻ tự tin khẳng định mình

    Mỗi người đều có thế mạnh của riêng mình, cũng như cuộc sống nhiều màu sắc vậy. Dạy trẻ nắm bắt mỗi cơ hội trong cuộc sống, khuyến khích lòng tin của trẻ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và hành động của trẻ trong học tập cũng như trong đời sống.
    Đối với trẻ học kém, cha mẹ không nên sốt ruột mà nên động viên trẻ “cần cù bù thông minh". Đối với trẻ có khiếm khuyết về cơ thể, bố mẹ nên giảng cho trẻ hiểu đạo lý “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “vẻ đẹp tâm hồn mới là điều quan trọng”. Chỉ cần có ý chí và cố gằng thực sự thì trẻ sẽ thu được kết quả như ý.
     
    Hãy để trẻ hiểu rằng, những nỗi khổ mà mình phải gánh chịu là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống và không nên đổ tại cho số phận hay người khác. Chỉ cần trẻ một lần có thể đối diện với thất bại hay sự đau khổ thì những lần sau trẻ sẽ không có thái độ oán trách hay sợ vấp váp nữa, mà sẽ đứng lên đi tiếp một cách hùng dũng.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]