Làm sao để trẻ ít ốm vặt?

Phụ huynh cần giúp trẻ tăng cường ‘khả năng tự vệ’ từ bên trong cơ thể thì mới ngăn ngừa được dịch bệnh và phát triển vững chắc trong tương lai.

15.5957

Đã có… câu hỏi từ các mẹ gửi về cho chương trình với cùng một nỗi băn khoăn chung về tình trạng ốm vặt ở trẻ. Trong đó, nhiều mẹ chia sẻ về tình trạng trẻ nhiễm bệnh liên tiếp hay tái nhiễm bệnh ngay sau khi khỏi bệnh. Vậy làm sao để tránh được tình trạng này?

Chương trình Tư vấn “Đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ đúng cách” hân hạnh đồng hành với GS.TS.BS Hoàng Trọng Kim.

Phòng bệnh cho trẻ đúng cách và đúng lúc

Theo báo cáo chính thức tại Hội nghị Quốc tế về chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trung bình mỗi năm trẻ bị 4-6 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp và đây là bệnh trẻ em hay gặp nhất.

Thống kê của Bộ Y tế cho biết tính đến 25/4 trên toàn quốc đã có hơn 7.000 ca nhiễm sởi với 133 trường hợp tử vong và dịch tay-chân-miệng cũng tăng cao: theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM từ tháng 1 đến ngày 9/5/2014, TP có 3.373 ca mắc bệnh tay-chân-miệng, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Mới đây, ngày 1/6/14 Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế thông báo trong tuần qua số mắc mới bệnh tay-chân-miệng đã lên 1.900 trường hợp, tăng 4,1% so với tuần trước đó.

Do đó, phụ huynh cần giúp trẻ tăng cường ‘khả năng tự vệ’ từ bên trong cơ thể để chống lại dịch bệnh và phát triển vững chắc trong tương lai. Bên cạnh việc chủng ngừa theo định kỳ để tạo ra kháng thể chủ động, phụ huynh nên trang bị ‘tấm khiên’ đề kháng cho trẻ bằng cách cung cấp đủ si rô Vitamin C mỗi ngày để giúp trẻ phòng chống bệnh

Phụ huynh cần quan tâm phòng bệnh cho trẻ ngay từ những năm đầu đời, tăng cường đề kháng mỗi ngày; không đợi đến khi có bệnh rồi mới chữa hay hết bệnh rồi mới bồi bổ… Phụ huynh phải duy trì thói quen bảo vệ sức khỏe, tăng cường đề kháng cho trẻ mỗi ngày thông qua nhiều phương pháp:

1. Khi trẻ dưới 2 tuổi, chất dinh dưỡng trong Sữa Mẹ dần giảm đi trong khi hệ miễn dịch của Bé vẫn chưa hoàn thiện khiến đề kháng của Trẻ yếu. Vì vậy để giúp Bé khoẻ mạnh, tránh bệnh vặt, Mẹ cần bổ sung Vitamin C dạng giọt phù hợp với nhu cầu của bé mỗi ngày

2. Đối với trẻ dưới 2-12 tuổi, phụ huynh nên chú trọng bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất với hàm lượng cần thiết mỗi ngày theo từng nhóm tuổi, đặc biệt là vitamin C để phòng bệnh.

Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây như cam, chanh, quýt ... nhưng khó đánh giá được hàm lượng trong đó và mức độ trẻ thực sự hấp thu được sau khi ăn; do đó bên cạnh việc sử dụng thực phẩm, phụ huynh cũng có thể cho trẻ uống thêm Si rô vitamin C để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng vitamin C mà trẻ cần có để phòng bệnh.

3. Luôn cho trẻ ngủ đủ giấc và tạo môi trường sống trong lành, thông thoáng, tránh bụi bẩn, nấm mốc...

4. Hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách, rửa tay trước/ sau khi ăn và đi vệ sinh; không bỏ tay vào miệng ...

5. Đặc biệt, phụ huynh hạn chế lạm dụng kháng sinh khi trẻ chưa được chẩn đoán chính xác là nhiễm khuẩn.

AloBacsi.vn
Theo Eva/ Khám phá
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]