Làm sao để xử trí khi bé bị co giật

Co giật là hội chứng rối loạn thần kinh hay gặp ở trẻ em. Nguyên nhân của hội chứng này thường khó xác định. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ biểu hiện và xử trí đúng cách để giúp bé thoát cơn nguy hiểm. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

0
Cách xử trí


Nguyên nhân gây co giật rất nhiều nhưng thường gặp do sốt cao và gia đình có tiền sử về căn bệnh này. Khi xuất hiện các triệu chứng sốt cao co giật, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, dùng khăn ẩm lau mát cho bé. Nhanh chóng lấy khăn quấn một chiếc muỗng, đặt giữa hai hàm răng để bé không cắn trúng lưỡi.


Trong dân gian thường lan truyền tác dụng thần diệu của chanh, sả. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn tuyệt đối không nhỏ bất kỳ dung dịch nào vào miệng bé vì dễ gây sặc, có thể dẫn đến tử vong do ngạt đường thở. Hơn nữa, khi dứt cơn co giật, bé thường hít mạnh, lúc đó chất lạ dễ bị cuốn theo. Khi vào phổi, chúng sẽ gây áp xe phổi. Đây là một bệnh nặng, điều trị tốn kém, dễ để lại di chứng cho lồng ngực.

 

Bạn cần để ý triệu chứng co giật một hay hai bên, sau khi giật tỉnh hay mê, co giật chỉ ở một tay hay một chân hay toàn thân, chảy mủ tai... để báo lại cho bác sĩ. Nhờ các thông tin đó, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và điều trị chính xác.

 

Co giật có thể là triệu chứng khởi đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não... Vì vậy, dù trẻ đã cắt cơn co giật nhưng cha mẹ vẫn nên đưa con vào bệnh viện để tiếp tục theo dõi. Nếu bé vẫn sốt, bạn nên quấn bé trong một chiếc khăn ướt, không nên mặc quần áo.

 

Cách phòng ngừa

Khi bé có dấu hiệu sốt cao, trên 38oC, bạn nên dùng khăn ẩm lau mát cho trẻ. Thường xuyên thay khăn để việc giải nhiệt được nhanh hơn. Bạn tuyệt đối không dùng nước đá vì sẽ gây co mạch, làm chậm quá trình giải nhiệt. Nếu sốt quá cao, bạn có thể cho bé uống thêm các loại thuốc hạ nhiệt như Paracetamol (10-15mg/kg cân nặng/lần)...

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]