Làm sao khi trẻ nhiễm giun kim?

Con yêu của bạn gầy ốm, xanh xao, bé thường xuyên không tập trung mặc dù bé vẫn ăn uống bình thường và mới tẩy giun. Có nhiều khả năng bé đang bị nhiễm giun Kim.

15.5972
  • 1

    Tẩy giun định kỳ nhưng vẫn nhiễm

    Các em dưới 12 tháng tuổi thường thói quen mút tay, nghịch đất, ngậm đồ chơi… nên có tỷ lệ mắc giun Kim cao hơn người lớn.

    Giun Kim có vòng đời ngắn (khoảng 45 – 60 ngày) và giun Kim khá dễ tái nhiễm. Khi sử dụng thuốc tẩy giun, nó có thể diệt được giun trong đường ruột, tuy nhiên nó không thể giết được trứng giun Kim trong môi trường và ở nếp nhăn hậu môn. Do đó, giun Kim nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể trẻ trong khoảng giữa hai chu kỳ tẩy. Vì vậy, bạn có thể cho bé uống thuốc tẩy giun định kỳ để ngăn chặn tái nhiễm giun móc, giun đũa, giun tóc nhưng nó ít có hiệu quả trong việc ngăn chặn tái nhiễm giun Kim.

  • 2

    Triệu chứng khi bé bị nhiễm giun Kim

    Giun Kim không những lấy các dưỡng chất của bé mà còn gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của bé. Giun kim kí sinh ở ruột, để có năng lượng cho hoạt động sống chúng lấy đường, Lipid, Vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó, khi trẻ nhiễm nhiều giun Kim, bé sẽ bị thiếu Vitamin B12 và khoáng chất như đồng, kẽm và magie làm bé bị thiếu máu, xanh xao. Bé bị thiếu dưỡng chất và các enzyme làm hệ thần kinh của bé phát triển hạn chế, bé không tập trung, học kém. Bé thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh, khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và dễ khóc đêm.

    Đôi khi, mắc giun Kim, trẻ có thể bị đái dầm, viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa, giun đi lạc chỗ vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm do chúng mang theo vi sinh vật gây bệnh.

  • 3

    Phát hiện sớm bé bị nhiễm giun Kim

    Bạn không nên chủ quan rằng đã cho bé uống thuốc tẩy giun định kỳ mà lơ là việc kiểm tra. Bạn cần đưa bé trẻ đi khám giun Kim khi bé có các biểu hiện:

    -    Bé xanh xao, gầy sút, kém ăn, mất ngủ, hay tè dầm.

    -    Bé hay ngứa, gãi ở hậu môn.

    -    Thường khó chịu, bứt rứt, quấy khóc, giật mình.

    -    Kém ăn.

    -    Không tập trung khi học.

  • 4

    Điều trị giun Kim

    Để điều trị bệnh giun Kim, đặc biệt là trẻ em rất cần thiết có sự can thiệp của thầy thuốc để người bệnh được khám và chỉ định dùng thuốc gì, liều lượng và hàm lượng ra sao?

    Bạn không nên tự dùng thuốc tẩy giun cho trẻ vì không biết hết tác dụng chính và cả tác dụng phụ của thuốc. Khi nghi ngờ bé bị nhiễm giun, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để bé được khám và tư vấn điều trị.

    Khi bé dưới 12 tháng, bạn không thể dùng thuốc tẩy giun cho bé, bạn có thể tẩy giun cho bé bằng cách:

    - Bắt giun cho bé: kiểm tra hậu môn khi trẻ đi ngủ, lấy một miếng bông tẩm nước đường đặt vào khe hậu môn của bé khoảng 15 phút. Tiếp đó, bạn vạch nhẹ hậu môn của bé để nhìn thấy giun kim trong từng nếp nhăn. Bạn dùng một cái nhíp kẹp bong để bắt giun, kiên trì làm trong vài ngày.

    -    Bạn nên vệ sinh sạch sẽ chăn gối ngủ cho bé. Tắm rửa hậu môn cho bé bằng nước muối hoặc xà bông. Dùng nước lá trầu, phèn chua để rửa hậu môn cho bé có thể giết được trứng giun kim.

    -   Khi nấu thức ăn dặm cho bé, bạn có thể cho thêm một ít bột hạt bí ngô, lá hẹ, tỏi.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]