Làm thế nào để trở thành người mẹ tốt (1)

Làm một người mẹ tốt không có nghĩa bạn phải trở thành một siêu nhân hay xuất sắc trên mọi phương diện. Tất cả những gì bạn cần chính là luôn bên cạnh và yêu thương bé vô điều kiện. Nhưng nếu bạn đang tự hỏi điều gì khiến mình trở thành một người mẹ tốt, hãy đọc những điều dưới đây.

15.565

Có con vừa là một món quà tuyệt vời vừa là một trách nhiệm to lớn. Các bà mẹ có tác động rất lớn đối với trẻ cũng nhưhình mẫu mà chúng muốn trở thành trong tương lai. Người mẹ phải chịu trách nhiệm trong việc nuôi dạy trẻ nên người. Nếu bạn vừa trở thành mẹ và mới biết rằng mình mang thai, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi thế nào là một người mẹ tốt, và nên làm gì để làm gương cho trẻ.

Một vài đặc điểm sau đây sẽ giúp bạn trong vấn đề này:

- Luôn luôn tỏ ra hỗ trợ: Trong suốt cuộc đời của trẻ, điều bạn cần làm là luôn tỏ ra hỗ trợ. Đó hầu như là việc không hề dễ dàng, nhất là khi bạn không đồng tình với những quyết định của chúng. Khi con bạn còn nhỏ, đừng bao giờ cười trên những sở thích hay đồ chơi mà bé thấy thú vị. Bạn nên ủng hộ những thú vui đó và thể hiện rằng, cho dù lựa chọn của bé là gì, bạn sẽ luôn luôn bên cạnh và động viên.

Cần có phương pháp để làm người mẹ tốt. Ảnh minh họa

- Hãy kiên nhẫn: Kiên nhẫn là một trong những phẩm chất quan trọng để trở thành người mẹ tốt. Sẽ có rất nhiều trường hợp mà trẻ sẽ thử thách lòng kiên nhẫn của bạn. Hãy giữ bình tĩnh và đừng để mất kiểm soát. Thay vì la mắng và bắt trẻ không được làm việc gì, hãy thử giải thích lý do vì sao bạn lại nói không với việc chúng đang làm. Trẻ em thường thông minh hơn những gì chúng ta nghĩ. Cho nên khi bạn giải thích một cách rõ ràng, trẻ sẽ thấu hiểu và lắng nghe bạn.

- Làm gương cho trẻ: Điều này cực kì quan trọng vì con bạn còn rất nhỏ. Nếu muốn con bạn học tập theo một đức tính tốt nào đó, phải chắn chắc rằng bạn đã làm được điều đó trước trẻ. Hãy cẩn thận với cách mà bạn cư xử với những người xung quanh vì trẻ rất biết quan sát, và có thể trẻ sẽ bắt chước theonhững hành vi tương tự.

- Dạy trẻ cách hợp tác: nếu con bạn gây ra rắc rối, đừng chỉ la mắng và bắt chúng về phòng. Hãy bắt trẻ tham gia vào việc giải quyết vấn đề ngay từ khi còn nhỏ. Đôi khi, những đứa trẻ mới biết đi luôn cố ném thức ăn ra khỏi ghế ăn của mình. Trong tình huống này bạn cần đút cho trẻ ăn xong, sau đó đặt trẻ lên sàn nhà ngay bên cạnh bạn, và cùng trẻ dọn dẹp những thứ mà chúng vừa ném đi. Điều này sẽ dạy cho trẻ biết về những hậu quả và cách để kiểm soát hành động của mình.

Nếu bạn vẫn đang tự hỏi làm thế nào để trở thành một người mẹ tốt, luôn nhớ rằng điều quan trọng nhất chính là bạn đã mắc lỗi và điều đó không sao cả.Hãy học cách tha thứ cho bản thân khi phạm sai lầm.Một người mẹ tốt chính là người luôn luôn cố gắng và nỗ lực vì con.

Các mẹo giáo dục giới tính cho trẻ

Giáo dục trẻ về tình dục vào đúng độ tuổi là một việc rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ.Vì vậy,bạn hãy chuẩn bị thật tốt cho bản thân để thực hiên nhiệm vụ này dễ dàng hơn. Ngày nay, thế hệ trẻ đang trưởng thành nhanh hơn so với chúng ta hay thậm chí là những bạn đồng trang lứa. Trên thực tế, những người làm cha mẹ lần hai đã xác nhận rằng trẻ ở những lứa tuổi khác nhau sẽ có những giai đoạn phát triển khác nhau. Và đây chỉ là một quá trình tiến hóa tự nhiên. Đừng quá ngạc nhiên nếu con bạn chỉ mới 6 tuổi và hỏi một câu hỏi về tình dục.

Cần bình tĩnh khi giáo dục giới tính cho trẻ. Ảnh minh họa

Thay vì tỏ ra lung túng và không trả lời, cách tốt nhất cho bạn chính là thẳng thắn nắm lấy cơ hội và giải thích vấn đề cho con bạn theo đúng cách. Sau đây là một số mẹo để giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ này:

- Nội dung thảo luận phù hợp với từng độ tuổi: Bồi dưỡng kiến thức cho trẻ cũng tương tự như các nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể, và nó thay đổi theo từng giai đoạn. Các thông tin mà trẻ có thể xử lý được phụ thuộc vào độ tuổi. Vậy nên những cố gắng để giải thích các khái niệm về sự cương cứng, thời gian xuất tinh với một đứa trẻ 6 tuổi là vô ích. Bạn nên đọc các sách về giáo dục giới tính theo độ tuổi và kết hợp với sự hiểu biết của mình về khả năng nắm bắt của trẻ, rồi sau đó quyết định những nội dung nào phù hợp với lứa tuổi nào. Nếu cần thiết, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

- Tìm cơ hội để đặt vấn đề: Đừng đợi đến khi trẻ đặt câu hỏi cho bạn và hãy nắm bắt cơ hội.Bởi sẽ có vô số câu hỏi không bao giờ được đặt ra nếu có một đứa trẻ rất thông minh và tinh ranh ở trường cho rằng mình có thể giáo dục cho các bạn nhỏ tuổi hơn về vấn đề này. Ví dụ như có cảnh hôn trên tivihoặc nó diễn ra ở nơi công cộng, hãy tận dụng tối đa cơ hội này để đề cập chủ đề.

- Thư giãn và bình tĩnh trong suốt cuộc thảo luận: Nếu có câu hỏi nào đó làm bạn bối rối và không thể trả lời, hãy tinh tế và nói với trẻ rằng câu hỏi này sẽ dành cho buổi thảo luận tiếp theo. Bạn cũng có thể đặt một thời gian biểu thích hợp cho cả bạn và trẻ về thời gian và địa điểm cụ thể của cuộc thảo luận. Và nhớ rằng bạn phải làm chủ được nội dung và thoài mái để đi vào chủ đề, sau đó trả lời tất cả các câu hỏi một cách kiên nhẫn và khách quan.

- Kiểm tra thực tế: Nếu trẻ không hiểu rõ vấn đề, hãy bảo trẻ suy nghĩ và quay lại vấn đề đó sau. Tương tự như vậy, khi không thể trả lời những câu hỏi thực tế của trẻ, bạn cũng cần giải thích vì sao.

- Thảo luận tích cực và khách quan: Đây cũng có thể là cuộc trò chuyện thực tế đầu tiên của trẻ về giới tính và tình dục, việc đưa ra những ý kiến tiêu cực có thể làm hỏng nhận thức của trẻ về tình dục đối với cuộc sống. Vì vậy, bạn phải cực kì cẩn thận và đừng để bất kì thành kiến cá nhân nào xen vào. Hãy thử đưa các dẫn chứng về làm thế nào mà trẻ được sinh ra.

- Thảo luận giới tính một cách trung lập: Thảo luận về giáo dục giới tính thường là bước đầu tiên khi trẻ bắt đầu có những suy nghĩ về tình dục. Cho nên hãy đưa ra những ví dụ mang tính trung lập về giới tính để trẻ nhận ra khuynh hướng giới tính của riêng mình. Giả sử bạn lớn lên trong một gia đình LGBT, cố gắng dẫn các ví dụ liên quan đến những gia đình bình thường khác trong suốt cuộc thảo luận để đưa ra những quan điểm khác nhau, và ngược lại.

- Thảo luận mở: Trước khi kết thúc, hãy đảm bảo trẻ đã hiểu đây là một cuộc thảo luận mở và trẻ có thể hỏi bất kì điều kì vào bất cứ lúc nào trong ngày. Bằng cách này, bạn có thể yên tâm rằng trẻ sẽ không nắm bắt các thông tin không chính xác từ xung quanh.Nói chuyện với trẻ về giới tính và tình dục là một trách nhiệm rất quan trọng và nhạy cảm. Nếu bạn cảm thấy không thể thực hiện được việc này vì những lý do như thiếu chuyên môn, không thể thoải mái và cởi mở, hãy để việc này cho các chuyên gia. Như vậy, bạn có thể an tâm khi trẻ được tiếp nhận thông tin chính xác từ một nguồn đáng tin cậy.

Bài 2: Những cấm kỵ khi ép buộc trẻ làm những việc không nên làm.

Nhật Mỹ (biên dịch)

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]