Lời khuyên không phải “Kinh thánh”!

Tờ Thời báo Kinh tế tài chính của Mỹ gần đây đăng bài viết “Vì sao các bậc thày kinh doanh không cứu được công ty của mình?” của Songwen Zhou- chủ hãng Softbrain- phân tích sự tụt dốc của các công ty Nhật Bản do những đại gia thần tượng của cả thế giới làm chủ.

15.5953

CôngThương - National của Matsushita, Sony của Morita, Kyocera của Kazuo... đều thua lỗ. Năm 2012, National thua lỗ 700 tỷ Yên. Sony phải bán cả vốn của mình làm lãi. Honda “dẫm chân tại chỗ”. Chỉ Toyota có lợi nhuận 1.300 tỷ Yên...

Thập kỷ 60- 70 của thế kỷ 20, tại Nhật Bản xuất hiện nhiều lý thuyết kinh doanh: “Chim đầu đàn”, “Amoeba operating”, “Quản lý kinh doanh kiểu đèn báo động”..., trong đó đứng trên đỉnh cao là thuyết “Amoeba operating” của Inamori Kazuo- chủ Công ty điện khí Kyocera.

Amoeba rút ra từ chữ Ameobida, có nghĩa là “tế bào”. Công ty là một “cơ thể người”, mỗi nhân viên là một “tế bào”. Cơ thể khỏe mạnh nhờ các tế bào tốt. Mọi nhân viên đều có trách nhiệm tham gia vào quản lý và làm cho công ty phát triển lành mạnh. Bất kỳ một tế bào bị hỏng có thể làm hoại tử cơ thể, phá hỏng công ty... Nhờ “Amoeba operating”, Kazuo được các doanh nghiệp tôn sùng là “Chúa kinh doanh”...

Theo các kinh tế gia, “Amoeba operating” thời đó rất thích hợp, nhưng cùng với thời gian, nó đã bị lỗi thời, nhất là trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, thời đại toàn cầu hóa, luận thuyết của Kazuo chỉ là một phần rất nhỏ trong lý thuyết kinh doanh toàn cầu. Một trong những nguyên nhân khiến các đại gia Nhật Bản- huyền thoại một thời- đi xuống dốc là do cố bám lấy lý thuyết kinh doanh lạc hậu.

Sai lầm tai hại nhất của doanh nhân là coi những lời khuyên và lý thuyết của thần tượng là “Kinh thánh”, cố bám lấy để làm theo!

Minh Hạnh

baocongthuong.com.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]