Những cách giúp con phát triển khả năng tự học

Không chỉ đơn thuần là làm hết bài tập về nhà mà muốn học tốt, trước hết bé phải cảm thấy hứng thú với việc học của mình. Nhưng làm thế nào? Đó là câu hỏi mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng đang trăn trở

15.5963

Tự học là quá trình mà trẻ em sắp xếp thời gian và lập kế hoạch cho việc học của riêng mình. Bé có thể làm một mình hoặc có sự trợ giúp của bố mẹ. Nhưng trên hết phải là sự háo hức và tò mò muốn tiếp thu thêm nhiều kiến thức. Bạn có thể áp dụng những điều sau đây để giúp con học tốt hơn.

Cho con tự do

Nhiều người vì muốn con học giỏi thường ép con mình vào một khuôn khổ do chính mình đặt ra: giờ nào học cái gì, học bao lâu… Lúc đầu, cách này có vẻ sẽ hiệu quả. Bé sẽ ngoan ngoãn ngồi vào bàn và làm hết những bài tập được giao. Tuy nhiên, nó lại không giúp bé cảm thấy hứng thú trong học tập. Thậm chí, đối với một số bé có cá tính mạnh, cách này lại phản tác dụng hoàn toàn. Bé sẽ cảm thấy bị gò bó, lâu dần sẽ phản kháng theo cách riêng của mình.

Bạn nên để bé tự lập thời gian biểu cho riêng mình

Việc học là của bé, sao bạn không để bé tự xây dựng lịch học cho riêng mình? Cho con tự do quyết định môn học mà bé thích, miễn bé dành đủ thời gian hoàn thành hết những bài tập trên trường là được. Bạn nên là người tư vấn, giúp bé đưa ra thời gian biểu thích hợp chứ không nên là người quyết định giúp con đâu nhé!

Giúp bé nắm vững những kiến thức cơ bản

Thay vì ép bé làm hết bài toán nâng cao này đến bài nâng cao khác, bạn nên giành thời gian giúp bé nắm vững những kỹ năng cơ bản trước. Nếu bé có thể hoàn thành xuất sắc những bài cơ bản, bạn mới bắt đầu giao cho bé những bài khó hơn. Chưa nắm vững kiến thức cơ bản mà đã làm những bài tập nâng cao sẽ khiến bé cảm thấy nhanh nản và sẽ tạo thành một lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng cho bé.

Những điều ba mẹ nên dạy con tuổi dậy thì Khi con bắt đầu sang tuổi dậy, bé sẽ có những tò mò hoặc những câu hỏi về những vấn đề “nhạy cảm”. Tránh nói với con về những vấn đề này hoặc nói một cách mập mờ không rõ ràng chỉ càng làm bé hiếu kỳ hơn mà thôi. Bạn nên bình tĩnh và có những cuộc trò chuyện nhẹ nhàng với con

Đừng từ chối hay tức giận với những câu hỏi của bé

Bạn có bao giờ “ngợp” trong những câu hỏi của con chưa? Những bé mẫu giáo hoặc ở độ tuổi tiểu học thường cảm thấy tò mò về mọi thứ và hay thường xuyên đặt câu hỏi. Nếu bạn đang bận, không có thời gian để trả lời con, bạn có thể nói với bé là mình sẽ trả lời sau thay vì la mắng bé. Vì như vậy sẽ khiến bé cảm thấy sợ hãi và ngại hỏi.

Bạn nên cố gắng trả lời hết tất cả những vấn đề của con. Và khi gặp những vấn đề mà bạn không biết, bạn nên cùng bé tìm hiểu thay vì nói là bạn không biết và để mặc bé với câu hỏi của mình.

Nâng cao tinh thần tự học

Học không chỉ để con có thể lấy điểm cao trên lớp mà học để giúp con nâng con hiểu biết của mình. Bạn nên chắc là bé hoàn toàn hiểu được điều này nhé! Dạy cho bé cách tích cực để khám phá và thực hành những điều đã học được. Cách này sẽ giúp bé làm chủ được những kiến thức mà mình học được chứ ko chỉ là học vẹt.

Bạn có thể đưa ra những câu hỏi khác nhau để giúp bé biết cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Bạn cũng có thể dùng những kiến thức của mình đưa ra những liên hệ thực tế cho bé thay vì chỉ là những kiến thức khô cứng trên sách vở.

Những hoạt động ngoại khóa sẽ giúp con phát triển những kiến thức và kỹ năng mà sách vở không thể dạy con. Giúp bé nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm…

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]