Những sai lầm khi tẩy giun

Nhiễm giun là bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Một thành viên bị nhiễm giun thì cả nhà có khả năng lây nhiễm cao.

15.5991

Một số sai lầm thường mắc phải khi tẩy giun

Thông tin tham khảo trên trang Sức khỏe & đời sống:

Từng người trong nhà tẩy một

Nhiễm giun là bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Một thành viên bị nhiễm giun thì cả nhà có khả năng lây nhiễm cao. Trong khi đó, một số gia đình lại chia từng đợt tẩy giun cho mỗi thành viên. Cách giải quyết này chỉ có thể loại bỏ giun của từng người, nhưng lại khiến nguy cơ tái nhiễm tăng cao do những người khác vẫn còn bị nhiễm giun. Do vậy, bạn cần cho tất cả thành viên trong gia đình uống thuốc giun cùng lúc, điều này sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm.

Thích là tẩy

Việc tẩy giun cần được tiến hành định kỳ 6 tháng một lần. Thời gian quá dài hoặc quá ngắn đều không tốt. Nếu thời gian cho mỗi lần tẩy cách nhau vài năm, có thể không loại bỏ hết giun khỏi cơ thể. Ngược lại, thời gian quá ngắn, thuốc có thể ảnh hưởng ngược lại cho sức khoẻ mà giun còn chưa xuất hiện.

Uống lúc đói

Nhiều gia đình thường nghĩ việc uống thuốc tẩy giun phải diễn ra khi đói bụng. Tuy nhiên, với sự cải tiến trong việc tẩy giun, việc uống thuốc hiện nay không phải phụ thuộc vào thời gian. Bạn có thể dùng thuốc bất kỳ thời điểm nào mà không cần lo giun không chết. Điều này có tác dụng tốt với trẻ nhỏ, lứa tuổi cần nhiều năng lượng và khó lòng nhịn đói được như người lớn.

Bệnh nào cũng tẩy giun được

Các bác sỹ đã chỉ ra một số bệnh không nên tẩy giun như bệnh tim, suy gan, thận… thậm chí nếu bạn đang bị ốm cũng không nên dùng thuốc. Nếu vẫn quyết định tẩy giun, bạn cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sỹ.

Không cho trẻ tẩy giun

Nhiều người nghĩ trẻ nhỏ không nên tẩy giun. Điều này hoàn toàn sai lầm. Việc tẩy giun có thể loại bỏ giun ra khỏi cơ thể trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển. Do nhận thức hạn chế nên trẻ em là lứa tuổi dễ mắc giun, sán.Khi trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể tiến hành tẩy giun. Hiện thuốc tẩy giun cho trẻ em được bán nhiều ở quầy thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu thấy cần thiết. Với trẻ dưới 2 tuổi, mọi việc liên quan đến tẩy giun đều cần sự cho phép và theo dõi của bác sỹ.

Thuốc tẩy giun không có phản ứng phụ

Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nổi mề đây, mệt mỏi, nôn mửa… Đặc biệt là với người dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có cơ địa nhảy cảm.

Trong 24 giờ sau uống thuốc, bạn cần quan sát phản ứng của cơ thể. Ở mức độ nhẹ, bạn có thể bổ sung nước, sữa… cho cơ thể. Nếu phản ứng nặng hơn, nôn nhiều, sốt, mệt rã rời, bạn cần đến khám và điều trị kịp thời.

Uống thuốc là giun không trở lại

Không phải ngẫu nhiên mà các bác sỹ khuyến cáo mọi người tẩy giun 6 tháng một lần, ai cũng có nguy cơ tái nhiễm giun sán, đặc biệt những người hay ăn sống, tái, khả năng tái nhiễm càng cao. Do đó, sau khi uống thuốc tẩy giun, bạn cần giữ thói quen ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để loại trừ khả năng nhiễm ấu trùng. Bên cạnh đó, việc uống thuốc tẩy giun vẫn cần được tiến hành theo định kỳ.

Tác hại của bệnh nhiễm giun

Theo Vnexpress, khi bị nhiễm giun, người bệnh có thể gặp một số tác hại sau:

- Giun kim là loại dễ mắc phải, gây ngứa vùng hậu môn. Việc gãi liên tục khiến rìa hậu môn bị tấy đỏ, sung huyết. Khi nhiễm, chất thải của người bệnh thường nát hoặc lỏng, thỉnh thoảng có máu hoặc chất nhày. Nặng hơn, bệnh sẽ gây nên tình trạng chán ăn hoặc ăn không tiêu, đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng buồn nôn hoặc nôn thốc. Nhiễm lâu ngày, cơ thể người bệnh dần suy nhược thần kinh hay thần kinh bị kích thích gây khó ngủ. Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây nên chứng di tinh (nam giới), viêm âm đạo (nữ giới) ở người trưởng thành. Ở nữ giới, giun kim có thể chui vào âm đạo mang theo vi sinh vật gây bệnh, rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh...). Ngoài ra, giun kim cũng có thể xâm nhập và gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung, gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…

- Khi người bệnh bị giun đũa chui vào đường hô hấp sẽ gây ngạt thở, gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột... Tất cả những biến chứng trên có thể dẫn đến tử vong.

- Giun móc rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Đây là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai, sinh non. Khi bị nhiễm lâu ngày, người mắc bệnh khó tránh khỏi nguy cơ suy tim. Ngoài ra, giun tóc có thể gây sa trực tràng hoặc bị giun lươn bò lổm nhổm dưới da.

Tham khảo thuốc:

Viên giun quả núi: Thuốc có phổ chống giun rộng, tác dụng trên nhiều loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim. Liều cao có tác dụng trên cả nang sán, trùng roi Giardia lumbia.

Trà Mi

Nên đọc
Bệnh giun kim
Bệnh giun đũa
Bệnh giun móc
Nhiễm giun tóc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]