Thạch Thảo không nên câu nệ chuyện tuổi tác

Bạn Thạch Thảo thân mến! Báo chí, dư luận xã hội, các bậc phụ huynh của chúng ta đã tốn bao công sức, giấy mực để phân tích nên hay không nên việc "gọi chú bằng anh", chênh lệch tuổi tác, địa vị xã hội... Nhưng theo tôi, tất cả chỉ là “màu xám”, còn tình yêu chân chính, đích thực vẫn “mãi mãi xanh tươi”.

0

From: ct01
To:
[email protected]
Sent: Tuesday, November 19, 2002 7:37 PM
Subject: Tai cai "Dai tu nhan xung hay...

Bạn Thạch Thảo thân mến!

Tôi là một ông già ngoài 50 tuổi mà trái tim vẫn còn đập rộn rã lắm. Bởi vậy anh bạn (mà cho đến thời điểm này Thạch Thảo còn lúng túng, chưa dám hạ “cấp” cho anh ta, vẫn gọi “chú” cho… an toàn) có lẽ còn đập rộn ràng hơn tôi. Còn bạn thì dường như “tình trong như đã” nhưng “mặt ngoài còn e”...

Bạn Thạch Thảo thân mến! Báo chí, dư luận xã hội, các bậc phụ huynh của chúng ta đã tốn bao công sức, giấy mực để phân tích nên hay không nên cái gọi là "gọi chú bằng anh", chênh lệch tuổi tác, địa vị xã hội... Nhưng theo tôi tất cả chỉ là “màu xám”, còn tình yêu chân chính, đích thực vẫn “mãi mãi xanh tươi”. 

Thạch Thảo thân mến! Bạn mong có một lời khuyên ư? Thật khó quá! Chuyện của bạn làm tôi bất giác nhớ đến một bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật và mạo muội “nhại” lại thơ ông: Có lẽ nào anh lại mê em/Một cô gái kém anh hơn hai mươi tuổi!

Và vì “khó thế” nên tôi đành kể bạn nghe câu chuyện thực của gia đình tôi dưới đây may ra giúp bạn được chăng? Đó là chuyện của chị gái tôi cách đây hơn 40 năm, cũng “bối rối” y hệt như bạn bây giờ. Bà nội tôi là người đầu tiên phát hiện ra cái chuyện “động trời” ấy. Còn tôi là người thứ hai biết được do bà nói cho. Lúc ấy tôi còn bé và định kiến xã hội còn khắt khe hơn bây giờ nhiều. Lẽ tất nhiên tôi và mọi người cũng không thoát khỏi những hạn chế lúc bấy giờ và thấy hơi kỳ cục bởi có lẽ nào mình lại gọi ông ấy bằng anh?

Nhưng tình yêu chân chính của bà chị tôi và “ông chú” đã chiến thắng. Bốn mươi năm có dư, chị tôi đã ngoài 60 còn anh vẫn hơn chị 20 tuổi, nhưng trong nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Cha mẹ tôi thường bảo: “Anh ấy rất khó tính, chỉ có chị con mới chiều được thôi và quả thực cũng chẳng có ai chiều chị con bằng anh ấy”. Bốn đứa con của anh chị, nếp tẻ đủ cả: 1 tiến sĩ khoa học, 1 tiến sĩ, còn lại là cử nhân đang sống và làm việc tại Mỹ, Anh, Hà Lan và Hungary. (Hơn hẳn tôi có vợ trẻ hơn tôi mấy tuổi và là con một nhà cách mạng lão thành, bí thư tỉnh ủy… mà chúng tôi vẫn bị đứt gánh giữa đường, dù lúc đám cưới ai cũng khen đẹp đôi, môn đăng hậu đối…).

Anh chị em chúng tôi sống xa nhau, một vài năm mới có dịp gặp nhau và lúc ấy thì chị tôi cứ nước mắt ngắn dài vì thương cậu em lận đận chuyện tình duyên. Còn tôi thì vẫn thế, hay “chọc lét” ông anh rể ngoài 80: “Chào chú, chào chị ạ!”. Bạn có biết lúc đó ông ấy trả lời “hóm” như thế nào không? Ông nheo nheo đôi mắt tinh nghịch và bất ngờ: “Chào… cháu! Cậu về bao giờ thế? Sao không e-mail cho anh chị đi đón"? Rồi anh quay sang chị tôi âu yếm: "Em xem kìa, cậu vẫn thế, trẻ mãi không chịu già cho. Bao giờ cho anh chị lại đi ăn cỗ cưới cậu lượt nữa đây? Cưới cậu lần này thì anh chị sẽ “chủ trì” cho, còn cậu thì liệu mà “chủ chi” đấy nhé!”. Còn mấy đứa cháu thì cứ đòi tôi kể chuyện ngày xưa của ba mẹ chúng.

Thạch Thảo có biết là khi đó mấy anh chị em, cậu cháu chúng tôi vui như như thế nào không? Bất giác tôi nghĩ nếu ngày xưa chị mình lấy người khác chắc gì được như hôm nay… Uớc gì mình cũng được như thế…

Thạch Thảo thân mến! Có thể tôi sống ở phương Tây đã lâu nên cách nhìn vấn đề “thoáng” chăng? Hay tại cái đại từ nhân xưng của Tây cũng như định kiến xã hội của họ đơn giản hơn và ngược lại?

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]