Trẻ bị sổ mũi - Cách chọn nước muối vệ sinh mũi an toàn

Trẻ bị sổ mũi khiến cha mẹ lo lắng. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể mua nước muối vệ sinh mũi. Tuy nhiên, cách mua nước muối vệ sinh mũi phù hợp thì không phải ai cũng biết.

15.6009

Tại sao trẻ bị sổ mũi?

Bé phải ra ngoài trời, nhất là khi trời lạnh, mũi của bé sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi. Những mạch máu nhỏ bên trong lỗ mũi bị kích thích nên chúng sẽ giãn nở, để sưởi ấm luồng không khí lạnh bên ngoài.

Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi khiến mũi sản xuất nhiều dịch hơn. Kết quả là bé sẽ bị chảy nước mũi.

Trẻ bị sổ mũi: Cách chọn mước muối vệ sinh mũi an toàn

Trong trường hợp này, rất nhiều cha mẹ đã mua thuốc khánh sinh để giúp trẻ trị bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cha mẹ không nên dùng thuốc với các trường hợp nhẹ mà chỉ cần mua nước muối rửa mũi phù hợp và an toàn.

Nước vệ sinh mũi thực ra chỉ là nước muối?

DS. Nguyễn Thị Bích Nga, BV Nhi Đồng 1 cho biết, từ xưa người ta đã dùng nước muối để vệ sinh mũi vì nước muối có tác dụng sát trùng, rửa sạch chất nhày, chất gây dị ứng, giúp thông thoáng mũi. Do đó các loại nước dùng để vệ sinh mũi hiện có bán tại nhà thuốc về bản chất chỉ là nước muối hay nước biển.

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng có thể tự chế nước muối cho trẻ. Tuy nhiên, chúng ta không nên làm thế vì nước, dụng cụ pha, bình chứa cần phải đảm bảo vô trùng, muối thì cần tinh khiết, là loại dùng trong công nghiệp dược, rồi phải pha thêm chất đệm làm cho pH của dịch pha phù hợp với cơ thể… để đảm bảo an toàn, dễ chịu cho các bé yêu.

Chọn loại nhỏ mũi hay xịt mũi?

DS. Nguyễn Thị Bích Nga cũng cho biết thêm, để quyết định chọn loại nào chúng ta cần phải căn cứ vào tuổi của trẻ, tình trạng bệnh, loại nước muối đẳng trương hay ưu trương, cách thiết kế bình xịt của nhà sản xuất. Sau đây là một số gợi ý:

Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi

- Lọ nước muối nhỏ mũi: Thể tích nhỏ, thường là 10 ml và đẳng trương (0,9%). Dùng trong một đợt điều trị 5-7 ngày, phần thừa bỏ đi. Cách dùng: nhỏ 5-6 lần một ngày, mỗi lần vài giọt một bên mũi bệnh hay dùng để rửa mũi. Dùng trong: vệ sinh mũi, giúp thông thoáng mũi trong cảm lạnh thông thường, viêm tiểu phế quản,..

- Bình nước muối xịt phun xương: Bình này có van nên khi phun tạo nên áp lực làm bong tróc dịch tiết mũi khô bên trong nhưng nếu lực này mạnh quá sẽ ảnh hưởng không tốt đối với trẻ. Do đó các loại sử dụng cho trẻ thí có áp lực nhỏ hơn so với của người lớn.

Loại này thường để rửa mũi, rửa như thế nào thì theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bảo quản được lâu hơn có thể lên tới 6 tháng nếu có bộ lọc không khí trở lại phòng vi khuẩn xâm nhập vào chai. Có cả loại đẳng trương và ưu trương. Loại này có thể tích từ 50 ml trở lên.

Cách nhỏ mũi cho trẻ

Trang Phununet cho biết, nhỏ mũi có thể thực hiện theo các bước sau đây:

1. Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.

2. Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.

3. Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đờm nhớt trong hốc mũi.

4. Làm sạch hốc mũi: nếu trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì dùng bóng hút hút đờm nhớt trong hốc mũi. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đờm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.

5. Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều.

AloBacsi.vn
Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]