1001 mẹo gia đình cực hữu dụng (P2)

Cùng tìm hiểu cách tẩy vết nhựa cây, vết son môi và nhiều mẹo làm sạch đơn giản khác.

15.5935

Xem lại phần 1 TẠI ĐÂY.

Mẹo 16: Tẩy vết nhựa cây bằng dầu ô liu.

Trường hợp nhựa của các loại cây tươi vô tình dính trên quần áo hoặc đồ dùng trong nhà, bạn đổ một thìa cà phê dầu ô liu lên miếng vải nhỏ rồi lau trực tiếp lên vết nhựa. Chúng sẽ biến mất nhanh chóng.

Ngoài ra, dầu ô liu còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da rất tốt vào mùa đông.

Mẹo 17: Hấp thụ mùi hôi trong tủ lạnh bằng giấy báo.

Giấy báo là vật liệu tốt cho việc hấp thụ các mùi hôi, đặc biệt là mùi hôi bên trong tủ lạnh.

Sau mỗi lần vệ sinh tủ, hãy lót một lớp báo bên dưới các ngăn tủ và mùi hôi sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Mẹo 18: Làm sạch đồ dùng inox bằng dầu ô liu.

Để làm sạch vết bẩn bám trên các đồ dùng inox trong nhà, bạn có thể lau chúng bằng một miếng vải sạch và dầu ô liu. Sau đó, đánh bóng lại với khăn giấy khô.

Mẹo 19: Vệ sinh túi xách bằng con lăn dính

Sau một thời gian sử dụng, bên trong túi xách của bạn sẽ tích tụ rất nhiều vết bẩn, một số có thể nhìn thấy và một số thì không. Đa phần các loại túi xách không thể giặt với nước, do đó, bạn có thể làm sạch chúng trong nháy mắt với sự trợ giúp của "con lăn dính". Chỉ cần lăn nhẹ con lăn dính đều khắp bề mặt bên trong túi và nó sẽ dính tất cả các vết bẩn.

(Con lăn dính có bán nhiều tại các siêu thị.)

Mẹo 20: Tẩy gỉ và đánh bóng đồ dùng kim loại bằng dầu dưỡng trẻ em (baby oil).

Đổ một lượng vừa đủ dầu dưỡng trẻ em lên một miếng vải cotton và dùng nó để đánh bóng đồ dùng bằng kim loại, ví dụ như các vòi nước, bánh xe...

Gần như ngay lập tức, bề mặt của chúng sẽ sạch và sáng lên trông thấy.

Mẹo 21: Tẩy vết son môi trên quần áo bằng keo xịt tóc.

Không ít người từng phàn nàn vì vết son môi bám cứng trên quần áo. Đừng quá lo lắng bởi vì bạn có thể làm sạch nó rất dễ dàng với keo xịt tóc.

Xịt một lớp keo xịt tóc lên vết son môi, để yên cho quá trình bão hòa diễn ra trong 10 phút. Sau đó, cọ sạch bằng một miếng khăn/bọt biển ẩm. Giặt sạch như bình thường.

Nếu có bất kỳ vết son môi nào còn dính lại, lặp lại các bước làm sạch như ban đầu.

Mẹo 22: Làm sạch đồ thủy tinh bằng giấy bạc.

Đồ nướng là món ăn rất hấp dẫn nhưng công đoạn vệ sinh dụng cụ chế biến lại không hề dễ chịu chút nào.

Để làm sạch hoàn toàn lượng thức ăn cháy bám trong các khay nướng thủy tinh hoặc giá đỡ lò nướng, bạn vo tròn một miếng giấy bạc, thêm nước rửa bát và cọ sạch.

Bạn cũng có thể tận dụng lại chính tấm giấy bạc vừa bọc thức ăn nướng trong lò.

Mẹo 23: Đánh bóng đồ dùng bằng bạc bằng bột baking soda.

Để đánh bóng đồ dùng bằng bạc với bột baking soda, bạn có thể thử 2 cách sau:

- Pha trộn hỗn hợp bột baking soda và nước ấm theo tỷ lệ 3/1. Bôi hỗn hợp lên đồ bạc và cọ đều cho đến khi bề mặt sáng bóng trở lại.

Hoặc

- Hòa tan 1/4 cốc bột baking soda, một ít muối với 1 lít nước. Ngâm đồ dùng bằng bạc trong dung dịch vừa pha vài giây, nhấc ra và rửa sạch.

Kết quả: Phản ứng hóa học giữa bạc và bột baking soda sẽ "đánh bay" lớp xỉn màu đen xấu xí.

Mẹo 24: Vệ sinh bụi bẩn trên trần nhà.

Để loại bỏ bụi bẩn, mạng nhện bám trên trần nhà, chùm một chiếc khăn lau lên phần đầu của chiếc chổi cán dài, buộc chặt bằng dây cao su. Sau đó, dùng nó để làm sạch những chỗ bạn không thể với đến.

(Áp dụng trong trường hợp bạn không có chổi lau nhà riêng).

Mẹo 25: Ngăn đồ dùng bằng bạc xỉn màu bằng phấn viết bảng.

Làm chậm quá trình xỉn màu của đồ dùng bằng bạc bằng cách lưu trữ chúng với một túi hút ẩm có đựng phấn viết bản bên trong.

Cách tốt nhất là bạn nên cất chúng trong những chiếc túi vải thay vì đựng trong hộp kim loại.

Mẹo 26: Làm sạch sáp nến bằng dung dịch xịt chống dính (cooking spray).

Để làm sạch sáp nến còn sót lại trên đế nến hoặc vô tình bám trên các bề mặt khác, xịt một lớp cooking spray trực tiếp lên sáp nến. Lúc này, chỉ cần cậy nhẹ cũng đủ để sáp nến bong ra hoàn toàn.

Việc cuối cùng chỉ là rửa sạch với xà phòng và nước mà thôi.

(Cooking spray là dung dịch xịt chống dính được dùng nhiều khi chế biến thức ăn, có thể mua tại siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa).

Mẹo 27: Bảo vệ găng tay cao su bằng bông y tế.

Bạn buồn phiền vì phải thay găng tay vệ sinh thường xuyên do chúng dễ bị rách vì móng tay của bạn quá dài hoặc do miếng giẻ sắt đâm phải. Chỉ cần nhét 1 quả bông y tế vào cuối mỗi ngón tay của chiếc găng. Nó sẽ bảo vệ chiếc găng của bạn và sử dụng được lâu dài hơn.

Mẹo 28: Làm sạch chai lọ và bình hoa bằng vỏ trứng luộc.

Sử dụng vỏ trứng luộc để làm sạch những chỗ khuất bên trong chai, lọ và bình hoa một cách triệt để.

Thả một ít vỏ trứng vào bên trong chai lọ và bình hoa, thêm nước ấm, một vài giọt nước rửa bát rồi sóc đều.

Vỏ trứng sẽ "cạo sạch" những vết bẩn mà bạn không thể làm gì được.

Mẹo 29: Đánh sạch giầy da lộn bằng dũa móng tay.

Loại bỏ vết bẩn, vết bùn đất bám trên giầy da lộn bằng cách dùng dũa móng tay dũa nhẹ lên các vết bẩn vài lần.

Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể làm mới bề mặt da lộn bằng cách này.

Mẹo 30: Làm bông mịn lại bề mặt thảm trải sàn bằng dĩa ăn.

Sử dụng chiếc dĩa ăn cào nhẹ trên bề măt thảm để làm bông mịn và lấy lại chiều ban đầu cho sợi bông.

Cách làm này đặc biệt hữu ích với những tấm thảm đã sử dụng lâu ngày hoặc những vị trí bị lõm do kê đồ vật nặng phí trên.

Mời độc giả đón đọc bài viết "1001 mẹo gia đình cực hữu dụng - phần 3" vào thứ 3 ngày 8/4/2014 trên chuyên mục Nhà đẹp!

Mời các bạn xem thêm Mẹo gia đình hay:

Không gian nhỏ với màu sắc nhẹ nhàng cùng những trang trí sáng tạo đem tới sự thoải mái cho gia chủ.
Theo thời gian, những ngôi nhà chọc trời mọc lên như nấm khiến diện mạo của những thành phố này ngày càng trở nên tráng lệ và lung...
Bạn hoàn toàn có thể làm mới không gian sống theo mùa với khoản chi phí hợp lý.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]