17 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Tự kỷ hiện nay là một trong những chứng bệnh gặp phải nhiều ở con trẻ. Vậy các bậc phụ huynh có biết đâu là những dấu hiệu ban đầu của một đứa trẻ tự kỷ chưa? Dưới đây là 17 dấu hiệu dễ nhận biết của những bé có khả năng mắc tự kỷ.

15.5865

Mỗi một bậc phụ huynh đều mong muốn những đứa con của mình khi sinh ra và lớn lên đều phát triển giống như mọi đứa trẻ bình thường khác. Nhưng không phải mọi chuyện đều diễn ra như vậy. Đôi lúc, chúng sẽ bị ốm hoặc mắc phải những căn bệnh thường gặp. Điều này là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển và nuôi dạy con trẻ. Tuy nhiên, thật không may khi một số đứa trẻ lại mặc phải căn bênh có tên gọi là tự kỷ.

Tự kỷ là một bệnh lý rối loạn thần kinh xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt để giảm bớt tác động của nó nhằm giảm những ảnh hưởng trong dài hạn và giúp đỡ các em lớn lên hoàn thiện và được sống cuộc sống tốt nhất có thể.

Dưới đây là 17 dấu hiệu cho biết con bạn có thể mắc chứng tự kỷ.  

  • 1

    Không giao tiếp bằng mắt

    Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, triệu chứng ảo giác khiến cho chúng thể không giao tiếp bằng mắt. Bạn sẽ thấy điều này khi cho bé ăn và khi chơi bé không nhìn vào bạn hoặc những đồ chơi bạn cầm trước mắt bé.

  • 2

    Không cười

    Chúng sẽ không có phản ứng cười lại với cha mẹ hoặc người thân khi họ cươi, đùa với bé.

  • 3

    Không phản ứng lại

    Bé không nghe theo hoặc phản ứng lại mỗi khi bạn gọi tên bé. Chúng cũng không thích nhìn bất cứ thứ gì nhiều màu sắc sặc sỡ.

  • 4

    Không hiểu các cử chỉ

    Bé không nghe nhìn theo những cử chỉ tay của bạn, không vẫy tay hoặc sở vào bất cứ món đồ chơi nào và người thân.

  • 5

    Không ồn ào

    Bé thường không quấy khóc hoặc tạo ra những âm thanh nhất định khi muốn thu hút sự tập trung, chăm sóc của cha mẹ. Chúng khá là trật tự tới kỳ lạ.

  • 6

    Không phản ứng lại với sự ôm ấp

    Bé không thích bế, ẵm và không thể hiện ra khuôn mặt rằng bé muốn được mọi người ôm bé trong tay.

  • 7

    Không thể hiện sự thích thú

    Khi chúng bắt đầu lớn hơn, chúng bắt đầu có dấu hiệu không thích thú với bất cứ thứ gì xung quanh một cách khá rõ ràng. Chúng sợ mọi người vây quanh bé và không hề chú ý tới mọi chuyện đang diễn ra quanh mình.

  • 8

    Sợ nói chuyện

    Bé không thích nói chuyện với bất kỳ ai dù người đó có làm trò đùa hay kể cả chúng cũng xa lánh cha mẹ.

  • 9

    Chỉ thích một mình

    Chúng không thích kết bạn hoặc không thích những hoạt động hay trò chơi nhóm. Chúng chỉ thích ở một mình.

  • 10

    Không thể hiện cảm xúc

    Việc biểu hiện tình cảm hay cảm xúc của bé rất khó khăn và ít khi diễn ra. Bé không chia sẻ với cha hoặc me hoặc người thân về việc bé vui hay bé bị mệt ở đâu đó.

  • 11

    Không nghe lời

    Dù bạn có nói lớn hay lặp lại nhiều lần đến đâu đi chăng nữa thì bé vẫn không thay đổi mà vẫn cứ tiếp tục hành động mà bé đang làm.

  • 12

    Giao tiếp khó hiểu

    Chúng thường nói với âm lượng thay đổi lien tục và có xu hướng kết thúc mỗi câu thường lên cao giống như một câu hỏi.

  • 13

    Nhắc lại một từ gì đấy liên tục

    Chúng rất hay nhắc lại một cách liên tuc một từ hoặc một cụm từ gì đấy mà chúng nghe được. Hoặc chúng có thể hỏi những câu hỏi và nhắc lại câu hỏi này với tần suất nhiều thay vì là đi tìm câu trả lời.

  • 14

    Suy giảm khả năng giao tiếp

    Bé sử dụng sai cấu trúc ngữ pháp hoặc dùng một ngôn ngữ khó hiểu nào đó khi nói hoặc coi chúng là một người thứ ba nào đó

  • 15

    Không hiểu nhưng cử chỉ đơn giản

    Do khả năng giao tiếp bị suy yếu chúng không hiểu những hướng dẫn mặc dù rất đơn giản rồi làm theo hoặc đưa ra những cử chỉ hài hước.

  • 16

    Có những các đi lại khác lạ

    Bé dùng những tư thế rất không bình thường, cách đi bộ, động tác chân tay và cách thể hiện.

  • 17

    Khó để điều chỉnh
    Một khi chúng đã thích một cái gì đó hoặc làm một hành động nào đó thì cha mẹ sẽ rất khó để có thể bảo bé không làm nữa.

Ngoài ra còn có nhiều triệu chứng khác để các bậc phụ huynh có thể nhận biết con bạn mắc chứng tự kỷ. Bạn cũng nên làm theo bản năng của cha mẹ và thực hiện các bước phòng ngừa cần thiết cần thiết để tránh các vấn đề cho con của bạn trong tương lai.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]