5 việc không nên làm... dễ bị móc túi ngày 30 Tết

(Kiến Thức) - Người tiêu dùng nên tránh làm một số việc sau đây trong ngày 30 Tết để không phải chịu oan chi phí cắt cổ.

15.5865
Một trong những việc không nên làm vào ngày 30 Tết đó là đặt cỗ tất niên. Thông thường, một mâm cỗ Tết có giá trung bình từ 600.000 đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu đặt vào đúng ngày cuối năm, khách hàng phải chịu mức giá dịch vụ tăng khoảng 30%. Thậm chí, đơn hàng phải từ 5- 6 mâm cỗ trở lên khách hàng mới được phục vụ tận nhà. Ngược lại, với 1-2 mâm, khách hàng phải chịu thêm chi phí vận chuyển. 
Ngoài chi phí đặt cỗ, khách hàng khi muốn có thêm người phục vụ cho bữa tiệc cuối năm, phải trả thêm chi phí, vì thế, một mẫm cỗ ngày 30 Tết sẽ đắt hơn từ 30 - 50%. Vì thế, thay vì gọi đặt cỗ quá sát ngày, khách hàng nên đặt cỗ ngày cuối năm trước nửa tháng, vừa đảm bảo đơn hàng không bị từ chối, vừa tránh được việc "đội" giá khi sát Tết.
Thông thường, mức giá thuê người dọn nhà dao động từ 400.000 – 700.000 cho 4 tiếng dọn dẹp. Đặc biệt, ngày cuối năm, các chung cư, nhà rộng trên 100 m2 có giá dao động từ 1,8 triệu đồng đến 2 triệu đồng (tương đương 20.000 đồng/m2). Các mức chi này đã bao gồm công cụ dọn dẹp và chất tẩy rửa để người làm thêm dọn dẹp cho khách hàng. 
Thời điểm được xem là khá ổn cho việc chọn dịch vụ dọn nhà là trước ngày 23 tháng Chạp, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này thường có chương trình ưu đãi hoặc giữ nguyên giá như ngày thường. Ngược lại, nếu bạn thuê dọn dẹp nhà cửa trong ngày 30 Tết thì chắc chắn bạn sẽ phải chịu mức phí đắt đỏ hơn rất nhiều.
Thông thường, giá rửa xe máy là 15.000 đồng/chiếc, riêng ngày cuối năm, mức giá "tâng" lên 25.000 - 30.000 đồng/chiếc, thậm chí chi phí có thể lên tới 50.000 đồng/chiếc, chưa tính các phí bảo dưỡng, thay dầu cho xe.  
Đối với dịch vụ rửa xe ô tô, giá rửa bên ngoài vỏ xe vào ngày 30 Tết sẽ tăng giá gấp đôi so với ngày thường, khoảng 60.000 - 70.000 đồng, nếu đi kèm dịch vụ dọn sạch nội thất thì khách hàng phải trả khoảng 80.000 - 90.000 đồng. Do đó, thay vì "om" xe đến 30 Tết, khách hàng nên chọn những ngày trước đó để tân trang chiếc xe, tránh chịu mức phí quá đắt đỏ.
Chọn ngày cuối cùng của năm để đi cắt tóc không phải là một ý tưởng hay, trừ trường hợp khách hàng không có điều kiện hoặc thời gian, bởi nếu không, khách sẽ chịu cảnh chờ đợi, đông đúc mà phải trả phí cắt tóc gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường, chưa kể các dịch vụ hóa chất, uốn, tạo kiểu. 
Cắt tóc trước Tết khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ tiết kiệm chi phí và cũng đủ thời gian cho tóc vào kiểu đẹp.  
Mua lá xông, tắm gội sẽ đắt hơn nếu khách chọn ngày 30 Tết để mua, tuy nhiên, có thể giảm thiểu chi phí nếu  người mua chọn thời điểm trước đó 1-2 ngày. Các loại lá mùi, xả, gừng... có thể giữ tươi được khá lâu, ngoài ra, người mua có thể mua các loại lá xông được đóng gói sẵn, trước Tết 1 tuần. Ảnh: Internet.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]