7 "không" mẹ cần nhớ khi cho bé ăn trứng gà

Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các mẹ cần tránh một số điều dưới đây trước khi cho các bé ăn để tránh gây hại đến cơ thể bé.

15.5943

Các bé không nên ăn trứng gà

- Bé đang bị cảm, sốt hoặc mới ốm dậy

Trong trứng gà chứa các thành phần chính là anbumin và ovoglobumin, hai chất này được cơ thể hấp thu 99,7%, do đó khi mẹ cho bé ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bệnh của bé không những cải thiện mà còn trầm trọng thêm.

- Bé bị tiêu chảy

Nếu bé đang bị tiêu chảy, ăn trứng gà sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hơn do việc chuyển hóa các chất đạm, mỡ và đường bị rối loạn.

Mẹ không nên cho bé vừa mới ốm dậy hoặc đang ốm để tránh làm bệnh nặng thêm.

- Bé dưới một tuổi: Trứng gà và các sản phẩm làm từ trứng gà có thể gây ra nguy cơ dị ứng cao cho các bé trong độ tuổi này. Bé bị dị ứng trứng thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong lòng đỏ trứng gà, hoặc do cơ địa hay làn da của bé quá nhạy cảm.

- Bé có tiền sử bệnh tim mạch

Mẹ cần hạn chế cho bé ăn trứng nếu bé có các bệnh về tim mạch bẩm sinh, hở van tim...bởi hàm lượng cholesterol trong trứng cao dễ gây tác động không tốt lên cơ thể.

7 "không" mẹ cần nhớ khi cho bé ăn trứng gà:

- Không cho bé ăn trứng gà khi còn sống hoặc nấu chưa chín: Trong trứng gà sống hoặc chưa được nấu chín có những hợp chất rất khó phân giải và các protein trong trứng gà sống khiến cơ thể bé hầu như không hấp thụ được vì chúng gây ức chế cho thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột. Ngoài ra, một số vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, khi chưa nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.

- Không cho bé ăn trứng gà luộc chín quá: Nếu tinh ý, các mẹ sẽ nhận ra ở lòng đỏ trứng gà nấu quá chín thường xuất hiện 1 lớp màu xanh xám do chất sắt có trong trứng gà làm cơ thể bé khó hập thụ. Đồng thời trứng luộc chín quá cũng không còn tươi ngon khiến bé không muốn ăn.

Không nên cho bé ăn trứng gà lòng đào hoặc trứng đã luộc quá chín.

- Không cho bé ăn trứng gà kèm với các thực phẩm tối kỵ nhau

Đậu tương, đường trắng, thịt thỏ, quả hồng là những thực phẩm mẹ tuyệt đối không cho bé ăn chung với trứng gà. Trứng gà và đậu tương sẽ khiến protein trong đậu tương làm cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng. Trứng gà được cho thêm đường và được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất “tiêu diệt” các axit aminh có lợi chơ cơ thể. Trứng gà và thịt thỏ cũng sẽ sinh ra phản ứng, kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy. Nghiêm trọng nhất, khi mẹ cho bé ăn hồng ngay sau khi ăn trứng sẽ gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính.

- Không cho mì chính khi chế biến trứng gà: Trước nay mì chính đã được biết đến như loại gia vị không mấy tốt cho sức khỏe, hơn nữa mì chính khi cho vào trứng gà thì không thể hòa tan do đó càng gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể bé.

- Không bóc trứng gà luộc trong nước lã: Trứng gà khi đã luộc chín sẽ mất đi lớp màng bảo vệ, nếu cho vào nước lã dễ bị vi khuẩn thâm nhập vào trong làm trứng bị biến chất và nhanh hỏng.

- Không ăn trứng gà đã luộc lòng đào để qua đêm: Trứng gà luộc để qua đêm dễ sinh ra vi khuẩn đồng thời lượng chất dinh dưỡng cũng không còn, cộng thêm hương vị trứng cũng không còn ngon và có mùi khó chịu.

- Không cho bé uống thuốc sau khi ăn trứng gà: Thuốc và trứng gà rất kị nhau, nhất là khi bé đang bị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc tiêu chảy thì phải ngừng ăn trứng gà để tránh làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.

- Không nên cho bé ăn quá 3 quả trứng gà mỗi tuần: Tùy vào độ tuổi mà mẹ cần cho bé ăn lượng trứng khác nhau. Các bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần và bé từ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần. Những trẻ đã lớn cũng tránh ăn hơn 4 quả trứng gà/ tuần.

Nhật Mỹ (t/h)

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]