8 Lời Khuyên Khi Vay Tiền Từ Bạn Bè Và Gia Đình

Trong quá trình kinh doanh, sẽ có những lúc doanh nghiệp của bạn bị kẹt tiền. Cho dù đó là vốn khởi nghiệp hay những khoản nằm ngoài dự tính trong một quý bán hàng khó khăn, tài khoản ngân hàng của bạn sẽ là không đủ để chi trả cho chúng. Những lúc như vậy, bạn bè và người thân sẽ là nơi bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ.

15.6032

 

Doanh nhân Dodie Jacobi đã từng gặp phải vấn đề đó. Khi hai khách hàng không trả được tiền cho một vụ làm ăn trị giá $130,000, cô đã rơi vào thế mắc kẹt.Và cô đã quay sang tìm kiếm sự giúp đỡ từ một ngườ bạn để thoát khỏi tình trạng này

"Khi yêu cầu sự giúp đỡ về tài chính, tôi cảm thấy rất lo lắng và do dự" cô nói. "Tôi không muốn làm hỏng mối quan hệ với người này, nhưng thực tôi sự tôi sẽ ở trong một tình thế rất khó khăn nếu không nhận được sự giúp đỡ."

Việc phải vay tiền từ bạn bè là điều “cực chẳng đã” và khó khăn với nhiều người, và những gợi ý dưới đây sẽ khiến quá trình đó trở nên dễ dàng hơn

1. Tìm ra đúng người để hỏi vay

Để bắt đầu, bạn sẽ cần phải tìm một người có khả năng tài chính để giúp bạn thoát khỏi khó khăn. Hãy làm một cuộc khảo sát về tinh thần với bạn bè và gia đình và lập ra một danh sách nhỏ những đối tượng tiềm năng. Nếu có ai đã từng đề nghị giúp đỡbạn? Hãy hỏi họ đầu tiên. 

2. Đừng làm khó khi người cho vay từ chối

Bạn không muốn làm hỏng mối quan hệ của bạn, do đó hãy chắc chắn rằng người mà bạn đang hỏi cảm thấy rất thoải mái khi từ chối bạn. Hãy giải thích rõ ràng rằng họ không có gì phải lo ngại khi từ chối bạn cả.

3. Hãy trung thực

Nếu bạn của bạn đã  sẵn sàng cho bạn vay tiền, thì sự trung thực là yếu tố cần được coi trọng nhất. Bạn có thể sẽ mất một thời gian để trả lại khoản vay này, và bạn nên thành thật về quá trình kinh doanh của mình cho đến khi đồng xu cuối cùng được trả hết, Jacobi nói. Bạn cũng nên sẵn sàng chia sẻ kế hoạch tài chính và kinh doanh với người cho vay tiềm năng của bạn.

4. Hỏi vay cho những gì bạn thực sự cần

Hỏi vay quá ít sẽ khiến khoản vay của bạn trở nên rủi ro hơn. Để đảm bảo giao dịch thành công, Hãy vay đủ tiền để giải quyết vấn đề của bạn, nếu không sẽ thành vô ích.

"Đây không phải là lúc mà vay một chút là tốt hơn so với vay tất cả," Jacobi nói. "Bạn sẽ mất nhiều thời gian để kiếm tìm khoản tiền còn lại trong khi lẽ ra có thể dùng thời gian đó để kiếm tiền trả nợ.

5. Lên kế hoạch trả lại tiền

Hãy lên các điều khoản rõ ràng để trả khoản vay. Cho dù bạn định trả lại tiền theo từng kỳ hay trả một lúc thành một hai khoản, bạn vẫn nên có sẵn một kế hoạch .Nếu bạn mình khi nào và bằng cách nào mình sẽ trả tiền, Jacobi gợi ý bạn nen lập kế hoạch cho từng "trường hợp tốt nhất" và "trường hợp xấu nhất". Đặt thời hạn sao cho phù hợp với cả bạn và người cho vay, và khiến bản thân bạn trở nên có trách nhiệm hơn.

6. Tìm hiểu những gì bên cho vay muốn nhận lại từ khoản vay

Một số bạn bè có thể không muốn nhận lại bất cứ điều gì ngoài việc tiền được trả lại đầy đủ; một số có thể muốn có thêm tiền lãi, hoặc cổ phần trong doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu) của bạn.  Hãy chắc chắn rằng bạn bạn bạc kỹ lưỡng với người cho vay về những gì bạn phải trả trước khi cầm tiền, Jacobi nói.

Nếu bạn vay tiền trong hơn một năm, bạn có thể xem xét việc đề nghị để trả lãi suất. Do lạm phát, giá trị đồng tiền của bạn của bạn ngày hôm nay sẽ lớn hơn so với nó trong một năm nữa. Bạn có thể tìm hiểu các thông tin để có được mộtcách hiểu tốt hơn về lịch sử tỷ lệ lạm phát và giúp bạn quyết định sẽ trả khoản lãi bao nhiêu là phù hợp.

7. Văn bản hoá tất cả các thoả thuận

Nếu bạn muốn có một luật sư thảo ra các giấy tờ pháp lý, hãy thực hiện luôn. Ít nhất, hãy viết một lá thư giải thích về khoản vay và các điều khoản hơn là chỉ nói bằng mồm . Văn bản không chính thức này có giá trị như là một lời nhắc nhở về các điều khoản. Một lần nữa, Hãy bàn bạc vơi nhau về những gì tốt nhất cho cả đôi bên.

8. Nói lời cảm ơn

Đừng coi nhẹ việc nói lời cảm ơn. Sau khi khoản vay được thanh toán hết, hãy cân nhắc việc làm điều gì đó tử tế đối với người cho vay, như Jacobi gọi là "cử chỉ biết ơn cuối cùng."

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]