9 bí quyết để mẹ nhàn, con ngoan

Luôn giữ bình tĩnh, thận trọng khi khen thưởng con, giao việc vặt cho bé... là những cách giúp bạn nuôi dạy con tốt mà không phải quá vất vả, căng thẳng.

15.5935
  • 1

    Tin vào bản năng của mình

    Những người làm bố mẹ hầu như ngày nào cũng phải đấu tranh với những mâu thuẫn khi nuôi dạy con. Hãy nhớ rằng, chúng ta đang ở trên một hành tinh đã khoảng 160.000 năm và mặc dù có những thứ thay đổi, nhiều thứ vẫn giữ nguyên. Bản năng của bạn luôn có lý do, vì thế, hãy tin vào chúng. 

  • 2

    Hướng dẫn con

    Trẻ em cần cả tình yêu thương và sự dẫn dắt. Trẻ muốn bạn đem đến các hướng dẫn và mong đợi rõ ràng cho hành vi của chúng. Nếu bố mẹ liên tục thương lượng, thay đổi mong đợi hay bắt trẻ làm cái này chưa xong lại tới cái khác... sẽ khiến chúng cảm thấy bất an. Bất cứ trẻ nào khi cảm thấy không an toàn, đều gia tăng các hành vi của mình để khiến bố mẹ phải kiểm soát tình huống và giúp chúng thấy yên tâm. 

    Cụ thể: Nếu bạn đưa ra thông tin phản hồi về một hành vi tiêu cực, điều cực kỳ quan trọng là phải diễn đạt thật cụ thể. Hãy nói bằng giọng kiên quyết nhưng điềm tĩnh, rằng một hành vi cụ thể nào đó của trẻ là không thể chấp nhận, nói với trẻ lý do và đưa ra một cách giải quyết thay thế hay cho phép chúng tự giải quyết vấn đề. Ví dụ: "Tay của con không phải để đánh người. Đánh người khác sẽ làm họ đau và buồn. Con nên nói rõ ràng để hỏi mượn đồ chơi của bạn ". 

  • 3

    Đừng quá quan trọng hóa

    Thật bình thường khi bố mẹ muốn dành hết thời gian của mình để làm cho con cái vui. Nhưng thực tế là, trẻ em sẽ trưởng thành hơn khi chúng được tham gia vào cuộc sống và không phải trung tâm của mọi sự chú ý. Hãy coi chăm sóc con cái như một "chuyện nhỏ" và thực hiện mỗi ngày thật bình thản.

    Nhiều bố mẹ dành cả ngày để làm những điều họ nghĩ con mình muốn hơn là những thứ họ cần để xây dựng gia đình. Trẻ có thể xem TV, bắt chước người lớn và chơi bên cạnh bạn. Vì thế hãy tiếp tục việc bạn muốn làm đừng quan trọng hóa mọi việc để thêm căng thẳng.

  • 4

    Giữ bình tĩnh

    Ngay cả khi các hành vi xấu của con leo thang, hãy thận trọng với từng lời bạn nói ra. Khi bạn nói với con "đến giờ đi ngủ rồi" và bé không nghe, mẹ hãy bình tĩnh dẫn con lên giường, không đàm phán hay trách móc.

    Khi bố mẹ nổi đóa, bạn cho con thấy mình thiếu tự tin và tự mâu thuẫn. Trẻ thấy chúng làm cho bạn phát điên và điều khiến được bạn thay vì ngược lại, bạn kiểm soát con cái. 

  • 5

    Đưa ra lời khen cụ thể

    Khi khen con, hãy nói thật cụ thể. Ngôn ngữ về hành vi cụ thể rất quan trọng vì nó diễn đạt chính xác điều trẻ đã làm và vì sao điều đó có ý nghĩa. Trẻ sẽ phát triển tính tự tin, tự trọng lành mạnh bởi có cảm giác tích cực về lời khen ngợi dành cho chúng và sự ủng hộ, tình yêu mà chúng nhận được từ cha mẹ. 

  • 6

    Phân công việc nhà

    Hãy để cho trẻ tham gia vào việc nhà. Điều này dạy bé rằng con có thể xây dựng tổ ấm và tạo cơ hội cho con nhận được những phần thưởng từ các hành vi tích cực.

    Một bảng phân công dán trên tủ lạnh có thể là nơi dễ dàng để xây dựng một kế hoạch. Giao việc cho trẻ mang ý nghĩa trao quyền cho bé và khiến chúng cảm thấy mình quan trọng. Hãy để đứa con 3 tuổi của bạn rửa chén trong một chậu nước ấm. Trẻ lớn hơn có thể dọn đồ, chuẩn bị bàn ăn hay sắp xếp tất thành đôi. Hãy sáng tạo và phân chia công việc phù hợp với lứa tuổi của con.

  • 7

    Cân nhắc khi thưởng

    Những phần thưởng và danh sách các quy tắc có thể có hoặc không hữu ích với gia đình bạn. Điều quan trọng cần nhớ là những phần thưởng "vật chất" như đồ chơi, phụ cấp, thức ăn đặc biệt và các hoạt động yêu thích có thể tạo động lực cho trẻ và duy trì hành vi chỉ là tạm thời. Nếu bạn chọn sử dụng các phần thưởng này, cần phải có kế hoạch để chúng luôn phát huy tác dụng, chứ không phải kiểu có thưởng thì con làm tốt, không có thì kém.

    Cách tốt hơn là, hãy luôn đưa ra những điều bạn mong đợi ở con mỗi ngày, bằng hình ảnh càng tốt, về những việc đơn giản bé có thể làm mỗi ngày, như gập quần áo, dọn giường, chải răng. Điều này sẽ giúp hình thành sự tự tin và độc lập cho trẻ. 

  • 8

    Nhớ rằng những điều tệ rồi cũng qua

    Có thể lúc nào đó bạn sẽ chẳng nhớ gì tới mục tiêu "chăm con khỏe, dạy con ngoan" khi luôn phải lo gánh nặng sữa, bỉm và cả năm chẳng có đêm nào được ngủ ngon. Bạn cũng đừng quá lo lắng về những khi con ốm, lúc bé cáu kỉnh vì mọc răng... Tất cả những điều này rồi sẽ qua. Thay vào đó, hãy tập trung năng lượng của bạn vào đứa con đang lớn dần ngày hôm nay.

  • 9

    Tận hưởng niềm vui

    Đừng quên thả lỏng cơ thể và tận hưởng niềm vui. Thả diều, xếp hình một chú rô bốt, dạo phố cùng con... Đó là những khoảnh khắc thư thái và ngọt ngào trong đời bạn, đừng bỏ qua.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]