Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Chứng vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện với tần số cao khi em bé được khoảng 3 ngày tuổi, thông thường sẽ mất dần sau một khoảng thời gian tùy thuộc vào cơ địa của bé.

15.6288

Bệnh vàng datrẻ sơ sinh là gì?

Bệnh vàng da là tình trạng gây ra sự đổi màu vàng của da và lòng trắng của mắt. Nếu bạn dùng ngón tay ấn nhẹ lên mũi hoặc ngực bé, bạn sẽ thấy trạng thái đổi vàng này, hoặc bạn sẽ thấy sắc vàng trong lòng trắng mắt hoặc giữa các nứu răng của bé.

Bệnh vàng da xuất hiện phổ biến nhất ở ngày thứ hai hoặc ba sau khi bé chào đời – khoảng thời gian bé được xuất viện – đó là lý do vì sao bạn nên có hiểu biết về loại bệnh này và chú ý. Trong hầu hết các trường hợp, đây chỉ là vàng da sinh lý, sẽ tự biến nhất trong vòng hai tuần.

Thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh?

Đây là hiện tượng rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải, chứng này xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 sau khi bé ra đời và bình thường sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần đầu tiên. Biểu hiện của bệnh là da trẻ có màu vàng nhạt và không kèm theo bất kỳ một dấu hiệu nào khác.

Vàng da sinh lý thường chỉ thoáng qua và tự khỏi, khác hoàn toàn với những trường hợp vàng da bệnh lý khác (được nêu dưới đây). Nếu như hiện tượng này là bình thường thì vàng da bệnh lý lại có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh hoặc tử vong rất nhanh.

Theo các bác sĩ, hiện có nhiều bà mẹ dùng các bài thuốc truyền miệng để tắm cho bé để chữa bệnh vàng da nhưng chính cách chăm sóc trẻ thiếu khoa học có thể khiến bệnh vàng da không hết, bé còn bị dị ứng, mẫn đỏ bởi các loại bài thuốc phản khoa học. Ngoài ra, bạn cũng không nên chủ quan khi thấy trẻ bị vàng da. Không ít phụ huynh nhầm lẫn, có kiến thức sai lệch về vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý nên không đưa bé đi khám.


Nếu sau 3 tuần, da bé vẫn bị vàng thì chứng tỏ đây là bệnh lý chứ không phải do sinh lý. Cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ ngay tới bệnh viện để khám.

Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh có nhiều hồng cầu hơn mức cơ thể bé cần, và khi chức năng gan chưa trưởng thành, cơ thể chưa thể xử lý nhanh sắc tố màu da cam hình thành trong máu. Phần nhiều sắc tố này thải ra ngoài cơ thể bé theo phân, nhưng vẫn có khoảng một nửa số bé sơ sinh có hiện tượng vàng da trong vòng hai tuần đầu đời.

Trẻ sinh thiếu tháng và những trẻ có bệnh di truyền hoặc bị nhiễm trùng sẽ dễ bị vàng da hơn. Một số trẻ đang bú mẹ có hiện tượng này khi không được bú đủ sữa mẹ, vì các sắc tố da cam không được thải ra khỏi cơ thể qua chất thải.

Bệnh vàng da thường xuất hiện trong hai tuần đầu đời. Nếu hiện tượng vàng da xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu, có thể do sự không tương thích nhóm máu với người mẹ (người mẹ có máu Rh-âm tính và nhóm máu bé là Rh-dương tính), nhiễm trùng, hoặc vấn đề về chức năng gan.

Bạn có nên lo lắng không?


Hầu hết các trường hợp vàng da sơ sinh là vô hại và không cần điều trị. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đo lường mức độ sắc tố da cam của bé, thông thường là bằng cách lấy một lượng nhỏ máu từ gót chân bé.

Nên đọc

Trong những tình huống thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị chiếu đèn (liệu pháp ánh sáng), bằng cách đặt bé ở trần dưới ánh đèn màu xanh đặc biệt giúp cho cơ thể bé phá vỡ các sắc tố màu da cam để có thể thải chúng ra khỏi cơ thể. Liệu pháp này có thể được thực hiện ở bệnh viện hoặc tại nhà với thiết bị lưu động.

Một loại chăn đặc biệt bằng sợi quang, được gọi là chăn vàng da, có tác dụng tương tự. Ngoài phương pháp chiếu đèn, phải giữ cho cơ thể bé cân bằng nước, và chú ý đến các biểu hiện về sức khỏe của bé. Bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn và bổ sung nước cho, giúp bé thải thêm nhiều sắc tố da cam ra ngoài theo phân.

Mục tiêu của việc điều trị là làm giảm mức độ sắc tố da cam nhằm ngăn chặn sự tích tụ các chất độc trong não bé (một loại bệnh gọi là vàng da nhân). Với việc theo dõi và điều trị kịp thời, nguy cơ bệnh vàng da nhân và các biến chứng khác hầu như không xảy ra.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]