Bí quyết để đạt được mọi điều bạn muốn

Có lẽ không ít người cảm thấy nản lòng và thối chí khi không có được những gì mình muốn. Bạn không cần phải lo lắng khi đòi hỏi điều gì vượt quá yêu cầu hay bằng lòng những gì mình có. Trái lại bạn có thể nắm được những bí quyết hữu hiệu để đạt được mọi điều bạn muốn.

15.5935
 
1. Tôn trọng mọi người
 
Ai cũng xứng đáng được tôn trọng, đúng hơn là ai cũng muốn được tôn trọng. Nếu bạn ghi nhớ điều này thì mọi người sẽ muốn ở bên bạn hơn và giúp đỡ khi cần. 
 
Có bao nhiêu người hàng xóm, cấp trên, người thân trong gia đình hay đồng nghiệp đôi khi khiến bạn cảm thấy không được tôn trọng? Có thể họ không thèm lắng nghe bạn nói, hoặc họ lờ đi vì bạn là cấp dưới, hoặc họ yêu cầu bạn làm việc cho họ mà không đề nghị hẳn hoi, hoặc họ chẳng bao giờ thèm cảm ơn bạn vì bất kỳ điều gì. 
 
Tôn trọng mọi người càng đặc biệt quan trọng khi bạn “thăng cấp”- ở cơ quan, ở nhà, với tư cách một phụ huynh hay một người dân địa phương. Người ta thường đặc biệt nhạy cảm với việc bị những người cấp cao hơn phớt lờ hay coi thường. Vì vậy kể cả khi bạn không cố ý bất kính mà chỉ đang quá bận tâm, bận rộn hay vội vã thì cũng đừng bao giờ quên thể hiện cho mọi người thấy rằng bạn có để ý đến họ.
 
2. Hài hước
 
Nhiều người cho rằng hài hước sẽ làm giảm mất uy quyền hay sự nghiêm túc của họ. Họ giấu nhẹm khiếu hài hước của mình khi đi làm hay giao tiếp.
 
Nụ cười chính là điều khiến cuộc đời đáng để sống. Bạn càng khiến mọi người cười được nhiều thì họ sẽ càng yêu quý bạn. Và đây chính là mục tiêu của bạn. Hãy làm mọi người cười rồi họ sẽ giúp bạn làm bất cứ việc gì.
 
Nhưng không chỉ đơn giản là vậy. Đặc điểm của hài hước là sự khác biệt: Mỗi chúng ta đều có một khiếu hài hước riêng biệt, ta dùng nó càng nhiều thì nó càng định hình tính cách của chúng ta- theo cách tích cực. Khi bạn cất giấu sự hài hước thì bạn cũng làm mất đi một phần lớn cá tính của mình. Vì vậy hãy thể hiện nó, đừng sợ nhìn vào mặt hài hước của mọi việc và giúp người khác cũng nhìn thấy nó.
 
3. Đừng làm quá nhiều
 
Có những người có thể đương đầu với mọi thứ. Dù thế giới có sụp đổ ngay trước mắt thì họ vẫn cứ bước tiếp. Họ xoay xở được với một công việc bận rộn, một gia đình lớn, làm tình nguyện cho một vài tổ chức từ thiện, tham gia một vài ủy ban và vẫn có thời gian để chơi tennis hai lần mỗi tuần. Rõ ràng họ là những người vững càng nhất và dường như họ không cần đến sự trợ giúp từ bất kỳ ai khác để hoàn thành tất cả mọi công việc.
 
Vì vậy tất nhiên là không ai giúp đỡ họ. Trên thực tế, nếu bạn cần làm gì thì họ chính là những người bạn nên nhờ trợ giúp.
 
Nhưng vấn đề nảy sinh khi bạn là một trong số những người đó- và bạn cần được giúp đỡ. Bạn biết là bạn sẽ không được. Mọi người đều sẽ cho rằng bạn không thật sự cần được trợ giúp. Giả sử bạn có đề nghị họ thì giúp họ cũng không thấy bắt buộc phải làm vì bạn không thự sự cần đến họ. Bạn sẽ tự làm được. Bạn vẫn luôn tự làm được.
 
Bài học ở đây là gì? Nếu bạn cần được người khác giúp đỡ thì đừng tạo ấn tượng rằng bạn không cần. Hãy thôi tỏ ra là bạn có thể giải quyết mọi việc mà thỉnh thoảng hãy thừa nhận rằng mình cũng có điểm yếu như mọi người khác. Có lẽ làm vậy rồi mọi người sẽ yêu quý bạn hơn, bởi những người có thể tự giải quyết mọi việc thực ra lại khá đáng sợ.
 
4. Hãy hào phóng
 
Không hiểu sao khi nói về một người hào phóng ta thường ngụ ý rằng họ sẵn sàng cho đi hoặc chia sẻ những thứ vật chất như tiền bạc hay của cải. Đó thực sự là một phẩm chất đáng trọng, nhưng không phải ai cũng dư dả để chia sẻ, và không phải ai cũng cần phải chia sẻ với chúng ta. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hào phóng với những thứ khác.
 
Ví dụ như thời gian của bạn. Bạn có hào phóng về thời gian không? Nếu có người mời bạn đi dự họp, dành cho họ vài tiếng đồng hồ hay đưa họ đến cửa hàng sửa xe thì bạn có sẵn sàng đồng ý không? Hay bạn muốn ở nhà đọc sách, hoàn thành công việc đang làm dở hay đơn giản là ngồi xem tivi. Bạn sẽ có được nhiều hơn từ việc giúp đỡ người khác- có thể không phải tất cả mọi lần nhưng chắc chắn là quá nửa- bởi bạn sẽ thoát ra khỏi thói quen của mình, rồi bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra, từ một cuộc trò chuyện thú vị tới một cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Đó chính là điều căn bản- bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhất là khi bạn làm điều khác biệt dù nhỏ nhặt đến đâu.
 
5. Khen ngợi nhưng đừng bợ đỡ
 
Ai cũng thích được khen, dù là vè một sản phảm tốt, ăn vận đẹp, hành động hào phóng hay ý tưởng thông minh. Vì vậy hãy cho họ điều mà họ muốn- họ sẽ rất biết ơn bạn vì điều này.
Đôi khi khen lại mang tiếng xấu vì một số lý do. Một số người suy nghĩ lầm lạc rằng khen ngợi là không tốt, rằng khen thường không thật. Nếu bạn lo lắng về điều ày hãy nhớ lấy những hướng dẫn sau:
 
- Khen có mức độ. Đừng khen lấy khen để ai đó chỉ vì anh ra viết báo cáo quá tốt. Hãy khen vừa phải đề dành những lời có cánh cho những thành quả thực sự xuất sắc
 
- Đừng lo rằng lòi khen quá giả dối. Nguyên tắc rất đơn giản: Nếu nó là thực lòng thì nghe sẽ thực lòng. Nếu bạn chỉ đang giả vờ khen ngợi thì người ta sẽ thấy được đó chỉ là một lời phỉnh nịnh sáo rỗng. Cái bạn cần thay đổi là phải thường xuyên nói ra những gì mình đang nghĩ, chứ đừng bịa ra để khen ngợi người khác.
 
Lời khen bạn đưa ra nói lên rất nhiều điều về các chuẩn mực của mình. Nếu bạn chỉ khen ngợi sự thông minh của người khác thì họ sẽ cho rằng đó là điều duy nhất có ý nghĩa đối với bạn. Nếu bạn khen ngợi mọi người vì cố gắng trong công việc cũng như thành quả mà họ đạt được thì họ sẽ nhận thấy rằng bạn quan tâm đến cả nỗ lực lẫn kết quả. Nếu khen ngợi mọi người vì sự hào phóng, cần mẫn, chu đáo, can đảm hay nhanh nhẹn thì chính bạn đang cho họ biết về những gì bạn quan tâm.
 
6. Đừng nói xấu sau lưng người khác
 
Dù quan điểm của bạn về người khác có đúng đắn thế nào thì nói xấu sau lưng họ vẫn luôn đặt bạn vào vai xấu và khiến bạn mang hình ảnh của một kẻ trở mặt. Nếu không cần phải nói gì thì tức là không nên nói gì hết. 
 
Người khác sẽ nhận ran gay mỗi khi ta nói xấu ai đó, kể cả khi ta tự nhủ rằng có lý do chính đáng để làm vậy. Nhưng thực ra việc này chỉ khiến hình ảnh của chúng ta tệ hại hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu của mình.
 
7. Học cách đón nhận chỉ trích
 
Những người xử lý chỉ trích tốt nhất là những người tự tin nhất. Họ tin tưởng vào giá trị của bản thân và vì vậy khi bị chỉ ra một lỗi nhỏ, họ không hề mất niềm tin và phẩm chất và khả năng của mình ngay. Nếu bạn bảo những người kém tự tin rằng đôi lúc họ không biết cách lắng nghe thì họ sẽ cho rằng ý bạ là bạn không thích họ, họ là kẻ vô dụng rồi họ sẽ lúng túng và xấu hổ khi tiếp xúc với người khác. Nếu bạn bảo những người tự tin rằng đôi khi họ không biết cách lắng nghe thì họ sẽ nghĩ: “Ồ, đôi khi mình không biết cách lắng nghe. Phải sửa mới được”.
 
Tất nhiên những người bề ngoài trông có vẻ tự tin chưa chắc đã tự tin thực sự. Và nếu bạn thấy không đủ tự tin để đón nhận chỉ trích thì bạn phải cố mà tỏ ra ngược lại. Nghe thì khó nhưng chỉ cần luyện tập một chút, bạn sẽ nhận thấy rằng những lời phê bình mang tính xây dựng không phải quá kinh khủng như bạn vẫn nghĩ. Trên thực tế, chúng lại cực kỳ hữu ích, và mọi người sẽ rất nể phục khi bạn biết cách đón nhận chúng.
 
Trích: 100 bí quyết để có được mọi điều bạn muốn
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]