Cá trắm: Bổ gân xương, chữa suy nhược

Cá trắm (trắng và đen) là cá nước ngọt, sống ở hồ, ao. Theo Đông y, cá trắm trắng vị ngọt tính ôn, bổ tỳ ấm vị, bổ khí huyết, thích hợp chữa tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu, mệt mỏi, đuối sức, khí hư nhược. Cứ 100g thịt cá trắm trắng có 17,9g chất đạm, 4,3g chất béo; calci, photpho, sắt; các vitamin nhóm B (B1, B2, PP), do đó, cá trắm trắng rất tốt cho gân xương người già, trẻ em suy nhược.

31.0376

Cá trắm đen vị ngọt tính bình, bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy, thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp sưng đau. Cứ 100g thịt cá trắm đen có 19,5g chất đạm, 5,2g chất béo; nhiều acid amin quý; calci, photpho, sắt; các loại vitamin và chứa nhiều chất chống lão hóa.

Ngoài dùng chế biến món ăn bổ dưỡng, cá trắm còn được dùng trong một số bài thuốc chữa đau dạ dày mạn tính: hầm cá trắm đen, ăn thịt uống nước. Suy nhược, mất sức, chóng mặt: 500g cá trắm đen nấu cháo. Huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt: 200 - 250g cá trắm trắng (lấy phần đuôi), 200 - 250g bí đao, chiên cá rồi hầm nhừ với bí đao, ăn vài ngày liền.

Cảm nắng, viêm phế quản, khô họng, ho nhiều đờm vàng đặc, nước tiểu vàng, đỏ: cá thái miếng, ướp gừng, muối rồi xào với mướp. Khí huyết không đủ, suy nhược sau ốm: 250g cá trắm, 25g hoàng kỳ, 12g đương quy, nấu canh ăn cá, uống nước, bỏ bã thuốc. Mỏi mắt: ăn cá trắm chưng với một ít bột tiêu. Lưu ý: mật cá trắm có tính độc, có thể gây tử vong nên không được dùng.
 

NGỌC NGUYỄN tổng hợp
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]