Cách chăm bé sơ sinh để con xinh đẹp và thông minh

Tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình xinh đẹp khi trưởng thành. Ngoài vấn đề di truyền, mọi người cũng nên chú ý đến cách chăm bé sơ sinh.

15.5851
  • 1

    Để con có dáng đẹp

    Dân gian có câu "Nhất dáng nhì da", vóc dáng con người là yếu tố ngoại hình vô cùng quan trọng. Dáng vóc đẹp sẽ mang lại sự tự tin, nổi bật và giúp con xinh đẹp hơn bội phần. Để con lớn lên có dáng dấp thật đẹp, ngay từ khi con mới là em bé sơ sinh, mẹ đã cần biết cách chăm sóc, uốn nắn để tạo cho con cấu trúc xương thật đẹp. Vì trẻ sơ sinh hệ xương còn khá mềm và chưa phát triển hoàn toàn, nên mẹ có thể dùng một số mẹo để điều chỉnh nếu biết cách.

    Mẹ nên chú ý trong cách đặt bé ngủ để tránh bẹp hay méo đầu

    Hạn chế bẹp đầu ở trẻ sơ sinh

    Vì hệ xương còn khá mềm, nên khi mẹ cho bé nằm quá nhiều, đặc biệt là nằm lệch về một bên rất dễ dẫn tới tình trạng bẹp đầu ở trẻ. Trẻ bị bẹp đầu sẽ khiến khuôn mặt trông méo lệch rất thiếu thẩm mĩ. Khi trẻ lớn lên, khiếm khuyết này sẽ theo con cả đời và không thể thay đổi được. Để phòng tránh, mẹ cần chú ý đặt con nằm đúng tư thế.

    - Xoay đầu bé luân phiên qua các bên trong từng giấc ngủ để đầu con không bị bẹp về một bên. Có thể xoay đầu bé về bên phải trong giấc ngủ này, rồi lại xoay sang bên trái trong giấc ngủ kế tiếp.

    - Nếu thấy bé nằm ngửa thì nên xoay mặt con ngửa lên trên. 

    - Hạn chế đặt bé nằm võng hoặc ngồi trong xe đẩy trẻ em.

    Những cách trên sẽ phần nào giúp phòng chống biến dạng đầu của bé. Bên cạnh đó, theo kinh nghiện dân gian, mẹ có thể sử dụng gối hình móng ngựa (lõm ở giữa) hoặc gối làm từ vỏ đỗ để bảo vệ bé. Những loại gối này cũng giúp tránh được tật lép đầu. 

    Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý tuyệt đối không dùng tay xoa bóp hay nắn đầu của trẻ. Bởi việc nắn bóp không mang lại hiệu quả. Chưa kể đầu bé lúc này rất yếu, nắn bóp mạnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý bổ sung đầy đủ canxi để hệ xương của con cứng cáp, khỏe mạnh.

    Mẹo giúp con có đôi chân dài và thẳng

    Chân vòng kiềng là một dị tật nhẹ ở chân mà rất nhiều trẻ gặp phải. Theo các chuyên gia, dưới 6 tháng tuổi, chân của trẻ thường bị cong nhưng là hiện tượng cong sinh lý, do trẻ quen tư thế cong chân ở trong bụng mẹ. Khi bé lớn lên, chân sẽ thẳng dần ra. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc thì chân trẻ sẽ bị cong vòng kiềng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng chân vòng kiềng. Ngoài yếu tố di truyền thì việc cho trẻ tập đi quá sớm, hay thường xuyên bế cắp nách khi bé còn quá nhỏ hoặc thiếu vitamin D được coi là nguyên nhân phổ biến gây ra chân vòng kiềng.

    Để phòng tránh chân vòng kiềng cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho trẻ. Tránh cho trẻ tập đi quá sớm khi xương của con còn chưa đủ khỏe. Thời điểm tập đi hợp lý nhất cho bé là sau 12 tháng tuổi. Mẹ cũng hạn chế việc bế cắp nách khi bé còn nhỏ. Khi bế nên ôm cả chân của con, tránh để hai chân tách ra, kẹp vào bụng mẹ. 

    Đọc thêm

  • 2

    Chăm sóc làn da của trẻ

    Làn da cũng là một yếu tố ngoại hình quan trọng không kém. Hầu hết mọi người quan niệm, làn da đẹp hay không là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, thực tế việc chăm sóc cũng giúp cải thiện rất nhiều làn da của bé. Mẹ nên tăng cường vitamin C để giúp con có làn da sáng màu và vitamin A để da bé mịn màng hơn. Khi cơ thể mẹ được bổ sung đầy đủ những vitamin này thì con cũng được tiếp nhận chúng thông qua nguồn sữa mẹ. Ngoài ra, ngủ đủ giấc cũng giúp da con thêm căng mịn, hồng hào và đầy sức sống. Mẹ nên luyện cho con thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc để giúp bảo vệ làn da của bé.

    Khi giặt đồ cho con, mẹ không thêm bất kỳ hóa chất nào vào nhé. Bởi da bé rất nhạy cảm và mỏng manh, có thể bị mẩn đỏ và dị ứng với hóa chất. Mẹ nên sử dụng các loại bột giặt, nước giặt hay nước xả vải dành riêng cho trẻ để bảo vệ làn da bé. Sau khi trẻ đi vệ sinh, mẹ cần lau rửa nhẹ nhàng bằng nước rồi thấm khô bằng khăn mềm trước khi mặc tã hay quần áo để chống hăm cho bé nhé. Mẹ cũng chú ý , không sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội của người lớn để dùng cho trẻ, không tùy tiện tắm lá để tránh gây dị ứng.

    Chăm sóc từ khi mang thai và mới sinh có thể cải thiện làn da của bé
  • 3

    Chăm sóc đôi mắt trẻ sơ sinh

    Từ xưa đôi mắt đã được coi là cửa sổ tâm hồn. Nhiều người coi đôi mắt là một nửa vẻ đẹp của con người. Vì thế mẹ cần chú ý chăm sóc đôi mắt của bé ngay từ nhỏ. Khi mới sinh, nhiều bé đôi mắt không làm sao, nhưng sau một thời gian lại bị hiếng và lác, đó là do mẹ không biết đặt bé nằm ngủ đúng cách. Mắt của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với ánh sáng và màu sắc. Nếu nơi bé nằm ánh sáng và màu sắc lệch hẳn về một phía, sẽ tạo phản xạ khiến trẻ liên tục nhìn về hướng đó mà không quay đầu. Tầm mắt bị lệch sẽ dẫn đến lác mắt hoặc bị hiếng rất xấu.

    Để phòng tránh tình trạng này, nơi ngủ của trẻ cần được bố trí với ánh sáng đều, không treo đèn hay đồ chơi lệch về một bên của bé. Ngoài ra, mẹ cũng không nên treo những vật dụng này phía trên đầu bé khiến con phải nhìn ngược liên tục cũng ảnh hưởng rất xấu đến mắt của trẻ.

    Mẹ cần chú ý bảo vệ đôi mắt cho con từ khi sơ sinh
  • 4

    Giúp bé có hàm răng trắng đều

    Khi trẻ còn nhỏ, nhiều người có suy nghĩ bé còn đổi răng nên không quan tâm chăm sóc hàm răng. Tuy nhiên, răng sữa là cơ sở cho răng vĩnh viễn sau này. Nếu hàm răng không được chăm sóc ngay từ khi con còn nhỏ, thì lợi và cơ hàm sẽ không ở trạng thái tốt nhất, khiến răng vĩnh viễn mọc lên không đều mà xấu xí. Do đó, mẹ hãy lưu tâm đến việc chăm sóc từ sớm để con có hàm răng trắng, đều và đẹp sau này.

    - Khi trẻ chưa mọc răng, mẹ vẫn nên thường xuyên vệ sinh lợi cho con bằng cách dùng miếng gạc y tế, thấm nước sạch rồi nhẹ nhàng lau vùng lợi của bé.

    - Khi răng bắt đầu mọc, trẻ sẽ cần lượng fluor và canxi lớn để giúp men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Mẹ cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất này thông qua các thực phẩm như cá, trứng, sữa tươi, gan động vật...

    - Luôn chú ý giữ vệ sinh răng miệng ngay cả khi bé ăn đêm bằng sữa. Sau mỗi lần ăn cần súc miệng bằng nước lọc, hoặc dùng gạc mềm lau sạch răng và lợi cho trẻ.

    - Không nên cho bé mút tay và ngậm vú giả vì lúc này các xương hàm có thể chưa ráp nối xong, còn hở ở đường giữa. Thói quen này sẽ đẩy các xương hàm chưa liền ra phía trước, gây tình trạng răng bị hô, vẩu, khấp khiểng...

    - Không cho bé ăn nhiều đồ ngọt hoặc đồ cứng để đề phòng sâu răng, răng mọc khấp khiểng.

    - Hình thành thói quen đánh răng cho bé từ sớm.

    Mẹ nên tránh những , không làm đẹp cho bé bằng những cách thiếu khoa học như cắt lông mi, vuốt lông mày... để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]