Cách nhận biết và chăm sóc tóc yếu

Sử dụng hóa chất, da đầu dầu... là nguyên nhân khiến tóc khô xơ, bị sần. Chế độ chăm sóc khác nhau ở mỗi trường hợp.

15.5855

Một mái tóc mất độ bóng, độ bồng hay bị khô xơ, hư tổn, gãy rụng… đều không thể đẹp được dù cho bạn có cầu kỳ uốn, nhuộm đủ kiểu. Vậy nên, một mái tóc đẹp trước tiên phải là một mái tóc khỏe. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhận biết được chính xác "tình trạng sức khỏe" của tóc và chăm sóc phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cần thiết để nuôi dưỡng mái tóc khỏe, đẹp.

1. Sau khi sử dụng hóa chất

Đa phần mái tóc bị yếu vì nguyên nhân này. Mặc dù hiện nay công nghệ và sản phẩm đã có nhiều cải tiến nhưng sau mỗi lần làm hóa chất, mái tóc đều bị tổn thương nhất định. Nhẹ thì có thể bị khô xơ, nặng hơn là dẫn đến gãy rụng, chẻ ngọn tùy vào từng chất tóc.

Cách khắc phục:

- Trước khi làm hóa chất, bạn hãy tăng cường 4 lần hấp dưỡng chất trong 4 tuần (Ngoài gội xả đều đặn).
- Hãy sử dụng dầu dưỡng thoa lên tóc trước khi làm dịch vụ. Dầu dưỡng này có tác dụng bảo vệ tóc, làm đầy và khiến cho màu nhuộm lên đượm hơn, sóng xoăn căng hơn.
- Sau khi làm dịch vụ hóa chất, bạn hãy chăm sóc tăng cường cho mái tóc bằng xả hấp siêu dưỡng chất, cung cấp đủ độ ẩm cho tóc sẽ giúp tóc chắc khỏe, chống lại việc gãy rụng tóc.
- Có thể sử dụng dịch vụ chữa trị cho tóc bằng phương pháp bổ sung keratine. Giá dịch vụ mỗi lần không lớn (cao hơn 1 lần hấp) nhưng sẽ đảm bảo về độ bóng, mượt và chắc khỏe của tóc.

2. Da đầu yếu

Nếu da đầu bị gàu, dầu hay mẫn cảm... hãy đảm bảo rằng nó được chữa trị triệt để trước khi tóc trở nên quá yếu bởi toàn bộ nguồn dinh dưỡng cung cấp cho tóc được lấy từ da đầu.

Cách khắc phục:

- Da dầu: Để lâu sẽ gây bít chân tóc, chặn nguồn dinh dưỡng nuôi tóc, khiến tóc yếu dần. Hãy sử dụng dạng sản phẩm cân bằng dầu hoặc uống theo thuốc kê đơn của bác sĩ (nhằm cân bằng nội tiết tiết). Sau khi tình trạng da dầu hết, bạn có thể chuyển qua chăm sóc tóc hàng ngày, khôi phục dần độ chắc khỏe và suôn mượt.
- Da đầu gàu: Gàu nhiều đa phần gây mất thẩm mỹ và tạo môi trường tốt cho vi khuẩn sinh trưởng nên bạn cũng cần loại bỏ nó ngay nếu muốn mái tóc của mình khỏe mạnh. Ngoài dòng sản phẩm trị gàu, một số mẹo như trộn thuốc Aspirin vào dầu gội, sử dụng dấm táo cũng là biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà.
- Da mẫn cảm: Với trường hợp này, bạn sẽ khó dùng được các mỹ phẩm khác. Da đầu bị yếu đi rất nhiều nên nếu để lâu, tóc sẽ có hiện tượng sần, mất độ đàn hồi và không bóng mượt. Bạn cần đi khám để tìm ra nguyên nhân, sử dụng các loại lá để gội và xả thay vì sản phẩm cho đến khi chữa khỏi.

Dấm táo có thể khắc phục tình trạng gàu hiệu quả.

3. Chăm sóc hàng ngày

- Sau khi ốm dậy, tóc bạn có thể xảy ra hiện tượng rụng bất thường do tóc yếu. Hãy đảm bảo rằng bạn được cung cấp đủ dinh dưỡng, ngoài ra có thể sử dụng thêm dạng lotion trị rụng cho trường hợp này để tránh rụng kéo dài.
- Stress và mất ngủ sẽ khiến tóc bạn không bóng mượt và khô xơ, có thể bị sần vì yếu. Bạn cần chú ý đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Tóc có chu kỳ vòng sinh trưởng, hãy quan sát kỹ chu kỳ vào mùa nào tóc bạn hay bị yếu và dễ rụng nhất. Nếu là mùa hè, bạn cần tăng cường dưỡng chất và sử dụng gel tăng cường sinh lực cho tóc (dạng chống rụng).
- Bảo vệ tóc bằng sản phẩm tạo kiểu chống nhiệt khi sử dụng máy sấy, là, uốn xoăn. Nếu không, tóc bạn có thể bị sun vì độ nóng của máy. Tóc mất nước nghiêm trọng dẫn đến khô xơ và hư tổn.

Lamitie

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]