Cách phòng ngừa thủy đậu khi vào mùa

15.6032

Bệnh thủy đậu là gì?

Theo VOV Giao thông, bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng còn non yếu.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua việc tiếp xúc với quần áo, các vật dụng khác đã bị nhiễm dịch tiết từ các vết thủy đậu của người bệnh.

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng

Cũng theo VnMedia, về triệu chứng, thoạt mở đầu người bệnh có sốt, thường là sốt nhẹ, trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy nổi lên trên da những vết dát đỏ; chỉ sau đó 1-2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước giữa các nến đỏ đó.

Những mụn bóng nước này thường mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân. Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, nhưng chỉ sau khoảng 1 ngày dịch đó trở nên đục như mủ. Sau 2-3 ngày nữa, các mụn sẽ đóng vẩy. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo.

Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc dát đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian. Nếu không có biến chứng, bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.

Nên làm gì khi có người thân bị thủy đậu?

Trang thông tin điện tử Bệnh viện Từ Dũ cho biết, nên đưa bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử trí thích hợp, cụ thể như sau:

- Để bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.

- Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% (nước muối sinh lý và dung dịch Milian có bán ở nhà thuốc tây)

- Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm. Nên cho người bệnh mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

- Cắt móng tay và giữ móng tay trẻ sạch. Có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

- Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng nước (tốt nhất là khi các nốt phỏng nước đã vỡ).

- Cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt nếu trẻ sốt cao (không được dùng thuốc Aspirine).

- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả (cam, chanh).

Phòng ngừa thủy đậu

Phát hiện bệnh sớm và cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng:

Thời gian cách ly: nghỉ học, nghỉ làm 7 ngày từ lúc bắt đầu phát ban hay khi nốt rạ đã bong vảy.

Người bệnh nên ở phòng riêng, sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.

Thực hiện vệ sinh phòng ở của người bệnh (bàn ghế, tủ giường, đồ chơi…) hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà  phòng. Đặc biệt phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

Ngoài ra, việc chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng và hỗ trợ điều trị thủy đậu. Dinh dưỡng đúng cách, đầy đủ giúp cơ thể chúng ta tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc.

Với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh hãy cho bé ăn những thức dễ tiêu hóa, hoa quả tươi, và uống nhiều nước. Tốt nhất nên tránh cho bé ăn những loại thức ăn tanh, gây dị ứng ngứa như: hải sản, trứng, da gà….

Khi có dịch bệnh thì việc cách ly với nguồn bệnh là biện pháp an toàn giúp chúng ta phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh lây lan ra cộng đồng. Nguyên tắc dự phòng phổ biến là không đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ cao lây bệnh như bệnh viện; Không đến những nơi đông người như bến tàu, bến xe. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.

Để ngăn ngừa bệnh thủy đậu, mọi người cần chủ động tiêm phòng trước khi có dịch để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đối với người không may bị bệnh cần đi thăm khám và điều trị sớm, giúp giảm những biến chứng của bệnh thủy đậu.

Bên cạnh đó, người dân cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, không tiếp xúc với người bệnh, cách ly người bệnh từ 7 đến 10 ngày trước và sau khi khỏi bệnh...Đặc biệt cần đi tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ nhỏ từ đủ 12 tháng tuổi và tiêm nhắc lại theo quy định để phòng bệnh.

Tham khảo thuốc: Methylprednisolon 4

Chống viêm và giảm miễn dịch trong: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm mạch, hen phế quản, viêm loét đại tràng mạn tính, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu hạt, dị ứng nặng bao gồm cả sốc phản vệ.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]