Cách tự theo dõi và bảo vệ thai

Khi mang thai, có thể có rất nhiều biến chứng xảy ra, nếu thai phụ không nhận biết được những dấu hiệu sớm của nó để kịp thời thăm khám và chữa trị thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để bạn có thể tự theo dõi và bảo vệ thai an toàn. Cách tự theo dõi và bảo vệ bao gồm

0
  • 1

    Đếm số lần thai động:

    Thai phụ có thể thấy thai nhi bắt đầu cử động trong khoảng tuần thai thứ 18 đến 20, từ tuần thai thứ 28 cử động của thai nhi rõ nét hơn, vì thế từ tuần thai thứ 28, thai phụ nằm nghiêng về bên trái trong phong yên tĩnh, hai tay đặt ở bụng, mỗi ngày vào ba buổi sớm, trưa và tối, tự mình đếm số lần thai động của từng buổi một, mỗi lần đếm trong 1 giờ, ghi ra số lần thai động. Mỗi ngày lấy số lần thai động trong 3 giờ cộng lại rồi nhân với 4 sẽ được số lần thai động trong 12 giờ. Thông thường số lần thai động trong mỗi giờ đến 5 lần, hoặc 12 giờ là 30 lần.

    Nếu trong 1 giờ thai động ít hơn 3 lần, 12 giờ ít hơn 20 lần hoặc trong 12 giờ thai động so với lần thai động bình thường giảm đi 50%, thì cần phải xác định lại. Nếu trong 12 giờ mà số lần thai động ít hơn 10 lần thì có thể là trong tử cung thai nhi thiếu khí oxy, cần kịp thời đến nằm viện điều trị.
    Cách tự theo dõibảo vệ thai

  • 2

    Nghe tim thai:

    Người có thai cần đến cơ quan bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em hoặc đến cửa hàng được mua ống nghe tim thai bằng gỗ. Đồng thời nhờ bác sỹ chuyên khoa sản hướng dẫn cho chồng mình nghe cách nghe tim thai mỗi ngày một lần hoặc vài lần, mỗi lần nghe trong 1 phút. Nếu phát hiện thấy mỗi phút tim thai đập dưới 120 lần hoặc nhiều quá 160 lần thì phải tìm bác sỹ chuyên khoa kiểm tra và có phương hướng điều trị kịp thời.

  • 3

    Chăm sóc và bảo vệ thai theo từng giai đoạn: Toàn bộ thời kỳ mang thai kéo dài đến 280 ngày, và được chia ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những cách chăm sóc và bảo vệ thai riêng.

    + Giai đoạn đầu: Thời gian 3 tháng đầu của thời kỳ có thai gọi là giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Trọng điểm bảo vệ thai nhi ở giai đoạn này là đề phòng bị sảy thai, thai đẻ non, đề phòng thai nhi bị dị dạng.

    Để đề phòng bị xảy thai, bị đẻ non, người mẹ phải chú ý giữ gìn không để bị ngã, không làm lao động thể lực nặng nhọc, đặc biệt không chạy nhảy, khiêng vác, bưng bê những vật nặng, càng không được bó thắt bụng lại, không vận động mạnh. Đặc biệt thận trọng quan hệ tình dục, tốt nhất là không nên quan hệ tình dục trong thời gian này.

    Nếu thấy tự nhiên ra máu ở âm đạo, bị đau thắt lưng, bị đau ở bụng dưới, cần kịp thời đến bệnh viện ngay, nhưng không được lạm dụng thuốc an thai và dưỡng thai, cần phải có chỉ thị của bác sỹ.

    Biện pháp đề phòng thai dị dạng đó là tuyệt đối không lạm dụng thuốc, không tùy tiện điều trị bằng tia phóng xạ, không sử dụng máy vi tính, máy photocopy, không xem nhiều chương trình vô tuyế… cần có ý thức thường xuyên làm tốt công việc phòng bệnh để tránh nhiễm vi rút và các loại vi khuẩn khác.

    + Giai đoạn giữa: Thời gian có thai từ 4 -7 tháng. ở giai đoạn này so với cả thời kỳ có thai thì tương đối an toàn, ổn định nhất, thai nhi đang ở vào giai đoạn sinh trưởng và phát dục. Trọng điểm bảo vệ thai nhi ở giai đoạn này là dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và hợp lý. Người mẹ cần phải ăn nhiều thức ăn tổng hợp càng phong phú càng tốt, đặc biệt là phải bảo đảm cung cấp đủ các chất protein, các chất đường, các loại vitamin và các chất khoáng như thịt động vật, trứng, sữa, các loại cá, rau xanh tươi, củ, quả….

    + Giai đoạn cuối: Thời gian 3 tháng cuối của cả thời kỳ có thai. Trọng điểm bảo vệ thai ở giai đoạn này là định kỳ kiểm tra trước khi sinh, kịp thời phát hiện ra các chứng bệnh bội nhiễm của thời kỳ mang thai và thai vị không bình thường. Nếu thấy có hiện tượng gì khác thường phải lập tức đến bệnh viện điều trị.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]