Cảnh báo bệnh tật qua đôi chân

Thông qua đôi chân bạn cũng có thể biết được những bệnh tật mà mình đang mắc phải. Vì vậy, hãy chú ý và chăm sóc đôi chân nhiều hơn để có sức khỏe tốt.

0

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tậtđôi chân

Theo Tri thức trẻ, các dấu hiệu khác như chuột rút, chân có vết lõm, vết bầm... đều là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Hãy quan sát đôi chân thường xuyên để phát hiện sớm khi có bệnh.

Chân tím tái

Hiện tượng này rất dễ gặp khi thời tiết trở lạnh. Nếu không mặc đủ ấm, nhất là giữ ấm phần chân, chân của bạn có thể trở nên tím tái, loang lổ thành từng mảng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của riêng đôi chân mà còn tác động cả tới cơ thể. Nó kéo theo nhiều chứng bệnh khác như bệnh về phổi, hô hấp do không giữ ấm tốt, làm giảm sức đề kháng…

Bên cạnh đó, biểu hiện đôi chân bị tím tái có thể là do chúng ta đi giày cao gót hoặc giày dép chật thường xuyên. Nó khiến cho máu ở chân lưu thông kém, dẫn đến các vết tím loang lổ ở bàn chân, thậm chí là cả ở cẳng chân. Điều này gây nhiều ảnh hưởng xấu tới phần da và xương khớp ở chân, hơn nữa còn gây bệnh cho các cơ quan nội tạng do ở chân có nhiều huyệt liên quan đến nội tạng.

Vết thâm đen trên bàn chân

Những vết thâm đen xuất hiện trên bàn chân là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm bởi nó là 1 trong những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh ung thư da. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn nên theo dõi liên tục trong một vài ngày, nếu chúng không mất đi hoặc thậm chí xuất hiện dày đặc hơn thì nên đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Thường xuyên bị chuột rút

Chuột rút thường xảy ra khi bị căng cơ đột ngột. Nó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cơ thể đang bị mất nước và thiếu một số chất thiết yếu như magie, kali, canxi. Khi bị chuột rút, bạn có thể làm giảm đau bằng cách xoa bóp vùng chân bị đau hoặc chườm khăn lạnh. Đặc biệt, hãy chú ý bổ sung ngay các chất dinh dưỡng cần thiết trên để cơ thể luôn khỏe mạnh và tránh tình trạng chuột rút.

Ngón chân có vết lõm hình thìa

Ngón chân là phần chúng ta ít chú ý tới, tuy nhiên, hãy chăm sóc chúng thường xuyên hơn bởi nó cũng có thể cảnh báo bạn về một số bệnh. Khi ngón chân xuất hiện những vết lõm hình thìa, màu sắc móng nhạt hơn, không còn hồng hào như trước có nghĩa là cơ thể bạn đang bị thiếu máu do không đủ huyết sắc tố. Nguyên nhân của điều này có thể là do tình trạng xuất huyết trong, kinh nguyệt thất thường… Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra, xét nghiệm máu để biết chính xác bệnh và bổ sung máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Móng chân dày và vàng ố

Nếu bạn thường xuyên sử dụng sơn móng chân, điều này cũng có thể xảy ra. Bạn nên hạn chế việc sơn móng lại để theo dõi. Nếu sơn móng không phải là nguyên nhân của điều này hoặc bạn đã ngừng việc sơn móng mà tình trạng trên vẫn tiếp diễn, hãy xem lại sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mình. Đây chính là dấu hiệu của một hệ miễn dịch hoạt động kém. Nên hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích, thay vào đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện mỗi ngày, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc…, bạn sẽ sớm “thoát” khỏi tình trạng trên.

Những thói quen có hại cho đôi chân

Sức khỏe và đời sống cho biết, các chuyên gia y tế cảnh báo: có nhiều thói quen có hại cho đôi chân của bạn như đi giầy hè không tất, thường xuyên làm móng...

Đi giầy hè không tất

Mùa hè có rất nhiều người đi giầy hè không tất vì nghĩ như vậy sẽ giúp chân thoáng bớt đồ mồ hôi. Thực ra, thói quen đi giầy hè không tất đã gây tổn hại cho chân của bạn.

Ngày hè, bàn chân con người vốn rất dễ đổ mồ hôi. Nếu đi giầy hè không tất, đặc biệt là đi những đôi giầy hè bằng da, bằng cao su, thậm chí giầy thể thao có đặc tính thấm hút không phải là tốt. Giầy sẽ làm cho da chân trực tiếp bị ngâm trong mồ hôi, tạo thành môi trường ẩm nóng thuận lợi cho vi khuẩn nấm phát triển, dẫn đến bệnh nấm chân.

Thường xuyên cắt gọt chai chân

Không có bít tất bảo vệ, chân và giầy thường cọ sát sẽ khiến lớp da ngoài của những vị trí thường xuyên tiếp xúc với giầy như gót chân, ngón chân bị dầy lên, tăng khả năng làm chai chân, thậm chí là bệnh mắt cá chân.

Rất nhiều người thích làm cho chân mình được thoải mái bằng cách dùng dao hoặc kìm bấm cắt gọt chai chân. Thực ra làm như vậy sẽ không chỉ gây ra sự mất cân bằng chỉnh thể của da nơi bị gọt cắt và còn làm cho chai chân dầy hơn và cứng hơn. Vì lớp da bị chai mất sẽ mọc lại và lại cần cắt gọt. Thường xuyên cắt gọt chai chân sẽ kích thích sừng hóa làm cho tốc độ chai chân trở lại nhanh hơn.

Đi giầy quá chật

Trong mùa hè, bàn chân con người thường hay xuất hiện tình trạng sưng lên. Vì vậy, người ta sẽ cảm thấy những đôi giầy vốn rất vừa trở nên chật hơn. Giầy chật sẽ tạo thành lực ép lên rất nhiều xương và khớp ở chân. Gần 1/4 số khớp của cơ thể con người nằm ở chân. Nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ làm sưng bàn chân tạo nên áp lực lên các khớp này, gây ra cảm giác đau đớn. Sau đó, áp lực này lại dồn ngược lại làm trầm trọng thêm các bệnh ở bàn chân.

Đi chân đất nơi công cộng

Đi chân đất nơi công cộng sẽ dễ dàng nhiễm một số bệnh ở chân.

Tham khảo thuốc:

Vitamin C 500g: Vitamin C cần cho sự tạo thành của collagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng của oxy hoá khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hoá phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt, và một số hệ thống enzym chuyển hoá thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn của mạch máu và trong hô hấp tế bào.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]