Chăm sóc sức khỏe cho móng chân

Dân trí Bạn đã thường xuyên kiểm tra các ngón chân? Một hay vài ngón chân có biểu hiện đau đớn. Đó có thể là do bệnh nấm chân, một bệnh thường gặp ở những người thường xuyên mang giày.

15.6033

Những yếu tố tăng nguy cơ

 

Nấm phát triển dễ dàng trong môi trường nóng ẩm (nhất là vào mùa hè), cụ thể hơn là trong môi trường của những đôi giày thể thao, nhất là khi có mồ hôi chân.

 

Bệnh có thể lây dễ dàng trong các nơi công cộng, có không khí ẩm ướt và nóng, nơi người ta thường đi chân trần (bể bơi, sauna, phòng nhảy, thay quần áo…). Nó có thể lây nhiễm trong gia đình, do đi chân trần trên thảm lát nhà, dùng chung bít tất, giày hay trong phòng tắm, nhất là thói quen dùng chung khăn tắmdụng cụ bấm móng tay.

 

Một số môn thể thao có nguy cơ mắc cao như bơi hay võ thuật. Những người thường xuyên sử dụng sauna hay tắm nước nóng cũng rất hay bị nấm móng.

 

Cộng thêm vào đó, các va chạm làm móng trở nên yếu: đi bộ, chạy, chơi tennis, khiêu vũ khiến chân chúng ta chịu các đợt va chạm liên tục. Hơn nữa, giày quá chật hay không phù hợp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

Tuổi cao, giới tính nam, thể thao, chấn thương, các thương tổn lặp lại, một số bệnh lý khác (béo phì, đái tháo đường, bệnh mạch ngoại vi, bệnh vẩy nến…) cùng việc “giam hãm” chân quá lâu trong giày cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

 

Dấu hiệu đầu tiên của nấm móng

 

Nhiễm khuẩn diễn ra chậm

 

Đầu tiên, nấm tấn công vùng da ở kẽ chân, tạo thành các vết nứt chữa không khỏi. Dần dần, chúng “ăn” lên móng, dày lên, rã ra, làm thay đổi màu sắc (vàng nhạt hay đốm màu trắng) và trở nên đau đớn. Nếu không được điều trị, móng sẽ long ra.

 

Ngoài lý do thẩm mỹ và đôi khi gây đau đớn, làm hư hỏng các móng, chúng ta cũng nên biết rằng đây là căn bệnh chiếm tới 50% các bệnh về móng. Nó có thể là một bệnh khác như bệnh vẩy nến, u hay chỉ đơn giản là chấn thương móng.

 

Khi khám thấy móng chân gãy vụn, có màu vàng, dày lên hay long ra, các bác sỹ có thể kết luận đó có phải là bệnh nấm móng hay không.

 

Tiếp đến, nếu thiếu điều trị, móng có thể tiếp tục bị phá hủy và nhiễm trùng lan ra các móng lành bệnh khác, thậm chí lên cả tay. Nặng hơn có thể dẫn đến nấm da. Việc phát hiện càng muộn càng khiến quá trình điều trị càng trở nên khó khăn và lâu dài. Điều quan trọng là bạn nên thường xuyên kiểm tra các móng chân, để từ đó phát hiện những dấu hiệu khác thường.

 

Trích móng để kiểm tra nấm là việc làm cần thiết để xác định được “thủ phạm” gây nên và đưa ra một sự điều trị chống nấm hiệu quả. Khi mức độ đã lan lên móng, việc dùng thuốc khoanh vùng là rất cần thiết để hạn chế lây lan. Người bị bệnh cần kiên nhẫn và tuân thủ các chỉ định của bác sỹ vì quá trình điều trị thường rất lâu (thường là 6 tháng) do móng mọc rất chậm.

 

Cách phòng chống:

 

- Không đi chân đất, đặc biệt là ở những nơi công cộng, tạo thói quen đi xăng-đan.

 

- Sau khi tắm, làm khô cẩn thận các ngón chân và vùng kẽ chân.

 

- Không mượn tất, giầy hay khăn tắm của người khác.

 

- Mỗi khi chơi xong thể thao, cần thay và giặt sạch tất, thậm chí là giày.

 

- Luôn để giày thể thao được khô thoáng.

 

- Chọn mua tất làm bằng chất liệu cô-tông, giày bằng da để giúp chân “hô hấp”

thoải mái.

 

- Chọn đúng giày cho từng môn thể thao.

 

- Rắc bột bên trong của giày thể thao để tránh ẩm ướt.

 

- Khử trùng các dụng cụ chăm sóc chân như kéo, giũa, cái bấm móng chân.

 

Ngọc Nhàn

(Tổng hợp)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]