Chọn kem chống nắng khi đi du lịch

Kem chống nắng từ lâu đã là một thứ không thể thiếu trong giỏ săn sóc sức khoẻ và sắc đẹp dành cho phụ nữ lẫn nam giới.

15.6046

Thị trường kem chống nắng có rất nhiều sản phẩm thoả mãn từng nhu cầu khác nhau của người dùng. Theo chị Xíu, nhân viên bán mỹ phẩm ở shop An tại An Đông Plaza, kem chống nắng được mua quanh năm chứ không hẳn đợi hè về người ta mới lo chuyện chống nắng. Nhưng, đó là với sản phẩm chống nắng cho da mặt. Riêng khi tắm biển, bơi lội vào mùa hè, các loại kem chống nắng không tan trong nước, chỉ số SPF cao và dùng chung được cho cả gia đình được chú ý nhiều hơn thì sản phẩm chống nắng toàn thân của nhãn hiệu Avène, Decleor… được nhiều người chọn mua.
Uống một viên thuốc chống nắng có thể bảo vệ được toàn bộ da của cơ thể

Dù có những tên gọi khác nhau như gel chống nắng, sữa chống nắng, kem chống nắng, hay thậm chí tinh chất chống nắng thì công dụng chính vẫn là giúp làn da vốn rất mỏng manh chống lại các tác hại của tia tử ngoại (tia UVA và UVB). Các chỉ số SPF và PA càng cao thì khả năng chống các tia ấy càng cao cũng như thời gian sử dụng càng dài.

Kem chống nắng thường được khuyên sử dụng sau các bước dưỡng da và trước trang điểm. Nắm bắt tâm lý ngại phức tạp và tốn thời gian của nhiều phụ nữ hàng ngày phải vừa dưỡng da, chống nắng rồi trang điểm để đi làm, nhiều hãng mỹ phẩm đã kết hợp nhiều công dụng vào một sản phẩm, trong đó, khả năng chống nắng cao là một lợi thế. Có loại 3 trong 1 (chống nắng, dưỡng da, chống lão hoá), rồi 4 trong 1 (chống nắng, dưỡng ẩm, chống lão hoá, làm trắng)… Theo đà đó, có nơi quảng cáo sản phẩm của mình đến 12 trong 1!

Theo BS Võ Thị Bạch Sương, giảng viên bộ môn da liễu trường đại học y dược, nếu đơn thuần mục đích chống nắng thì dùng loại chuyên dụng là tốt nhất, sau đó chỉ cần rửa lại bằng sữa tắm hoặc sửa rửa mặt thông thường là được. Nhưng nếu sau bước chống nắng, nhiều chị em phải tiếp tục trang điểm để đi làm hàng ngày thì nên dùng loại kết hợp để tiết kiệm thời gian và nhất là sẽ thẩm mỹ hơn.

Về giá cả, sản phẩm chống nắng được xem như một loại mỹ phẩm cho nên giá cả tùy thuộc vào chất lượng cũng như thương hiệu sản phẩm. Mỗi thương hiệu nhắm vào một đối tượng khách hàng khác nhau nên giá kiểu nào cũng có. Từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng/sản phẩm. Phổ thông, dễ mua tại các nhà thuốc hay hệ thống Medicare là các sản phẩm của Sunplay, Nivea giá khoảng vài chục ngàn đồng/tuýp. Tại các trung tâm thương mại như Parkson, Diamond, sản phẩm của OHUI, Clinique, Clarins, Shiseido… giá trên dưới 1 triệu đồng/sản phẩm. Ở cấp thấp hơn, giá từ 100.000 - 500.000 đồng ở các siêu thị có Maybeline, Za, Revlon, Mira, Naris, L'oréal…

BS Võ Thị Bạch Sương tư vấn

Sản phẩm chống nắng được bôi trực tiếp lên da nên cũng cần được sử dụng và rửa sạch cho đúng cách. đã có những trường hợp bị dị ứng với kem chống nắng. Đây không phải vì kem chống nắng có chất gây hại mà do cơ thể quá nhạy cảm với thành phần của kem bôi. Nếu có bất cứ dị ứng nào khi dùng kem chống nắng, nên dừng sử dụng ngay, có thể dùng thuốc giải mẫn cảm và vitamin C…

Với cách sử dụng khác hoàn toàn, viên uống chống nắng đã có mặt ở nước ngoài từ lâu, gần đây mới được người tiêu dùng Việt Nam biết đến. Sản phẩm do Mỹ sản xuất, nằm trong danh mục thực phẩm chức năng. Ưu điểm của viên uống này là bảo vệ được toàn bộ vùng da của cơ thể chứ không như kem thoa vùng nào bảo vệ vùng nấy.

Thêm nữa, dùng viên uống không lo bị tẩy trôi khi xuống nước cũng như không phải lo bôi bổ sung. Người có cơ địa nhạy cảm với thành phần của kem chống nắng sẽ không phải lo chuyện dị ứng da. Tuy nhiên, so với kem chống nắng thì giá viên uống khá cao, trung bình tốn khoảng 35.000 đồng mỗi ngày. Không như thuốc bổ hay các loại thực phẩm chức năng khác, viên uống chống nắng có tác dụng trong ngày. Để bảo vệ hiệu quả làn da trong một ngày nắng nhiệt đới, cần uống thuốc một giờ trước khi ra nắng (hiệu quả nhất là 9 giờ sáng uống một viên, 12 giờ trưa uống một viên nữa).


AloBacsi.vn
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]