Chữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dược

Có nhiều biện pháp chữa hăm tã cho trẻ, bạn có thể áp dụng bằng các loài thảo dược dưới đây

15.5976
Làn da nhạy cảm của bé rất dễ bị hăm tã. Có nhiều biện pháp chữa hăm tã cho trẻ, bạn có thể áp dụng bằng dưới đây:
 

trầu không, lá khế

 
Dùng một ít lá trầu không hoặc lá khế rửa sạch, sau đó đun sôi, lấy khăn sạch nhúng vào nước lau ở những vùng bị hăm của trẻ. Thực hiện ngày từ 2-3 lần sẽ giúp trị hăm tã cho trẻ hiệu quả.
 

Dầu oiliu

 
Tinh dầu oliu có thể giúp trẻ nhanh chóng xua tan các vết hăm trên đùi và bẹn của trẻ. Thường xuyên thoa dầu oliu còn giúp bảo vệ da cho trẻ không bị nổi mẫn đỏ. Ngoài ra, bôi dầu oliu còn giúp da trẻ mịn màng và tăng sức đề kháng tốt.
 

Cây mã đề

 
Dùng một ít mã đề tươi rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước. Sau đó, vo nát lá hoặc giã nát để lấy nước mã đề thoa lên vùng da bị hăm của trẻ. Nước mã đề có tính thanh mát giúp làm dịu da và những vết thương. Thường xuyên thực hiện, chỉ trong khoảng 10 ngày bạn sẽ thấy tình trạng hăm thuyên giảm đáng kể.
 

Lá trà/ chè

 
Trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ trị hăm tã. Kể cả trà túi hay trà xanh đều dùng được. Với trà túi,các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé không thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.
 
Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.
 

Trong thời gian điều trị hăm tã cho trẻ, các mẹ nên để ý thường xuyên đến vệ sinh của trẻ. Ảnh minh ho
 

Lưu ý dành cho mẹ: 

 
Trong thời gian điều trị hăm tã cho trẻ, các mẹ nên để ý thường xuyên đến vệ sinh của trẻ. Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, không quấn tã nhiều và chặt. 
 
Thường xuyên thay bỉm cho bé, tuyệt đối tránh tình trạng, chỉ dùng 1-2 bỉm cho cả ngày. Nên cho bé từ 1-2 tiếng trong ngày không mặc bỉm hoặc tã để bé thỏa mái và thoáng khí. Đặc biệt, khi bé đi tiểu hoặc ị, các mẹ nên lau sạch sẽ và để khô cơ thể bé trước khi đóng bỉm trở lại. 
 
Nếu làn da bé quá nhạy cảm và mặc tã giấy thường xuyên bị hăm thì các mẹ nên dùng bỉm vải thay cho bé. Hi vọng với những phương cách trên bé sẽ nhanh chóng hết bị hăm tã và thoải mái trong những cái bỉm xinh xắn./.

Theo Bé khoẻ mẹ vui


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]