Đổ máu giành giật "thần dược" cường dương quý hơn vàng

(Kiến Thức) - Sức hấp dẫn của đông trùng hạ thảo lớn đến mức cứ đến mùa thu hoạch, hàng ngàn người lũ lượt trèo lên dãy Himalaya để hy vọng đổi đời.

15.593
Nếu như trước đây thanh niên vùng sơn cước hẻo lánh Nepal rời bỏ quê hương tìm kế sinh nhai thì nay họ lên núi để tìm vận may với đông trùng hạ thảo. Thậm chí những em bé còn đi học cũng không thoát khỏi sức hấp dẫn từ nó, khiến nhiều trường học vắng bóng học sinh buộc phải tạm đóng cửa.
Tác dụng tuyệt vời cùng sự khan hiếm khiến đông trùng hạ thảo được hét giá đắt hơn vàng. Ảnh minh họa.
Đông trùng hạ thảo còn được biết với tên gọi Yarsagumba. Nó có nhiều ở Nepal, Ấn Độ, Bhutan và chỉ xuất hiện ở những vùng có độ cao từ 3.500m so với mặt nước biển. Đông trùng hạ thảo bắt nguồn từ một loại côn trùng sâu bướm đẻ trứng trong đất, những quả trứng sau khi trở thành ấu trùng sẽ bị nấm xâm chiếm. Nấm hấp thụ chất dinh dưỡng của ấu trùng để tăng trưởng và sinh sản. Sau khi bị hút hết chất dinh dưỡng, ấu trùng đó sẽ chết. Đến mùa xuân, khi thời tiết ấm dần, phần đầu của ấu trùng sẽ nhô lên. Những người thu hoạch phải hái trước khi tuyết rơi, nếu không chỉ còn lại “thảo” mà không còn “trùng”.
Đông trùng hạ thảo được sử dụng trong y học cổ truyền cách đây khoảng 2000 năm. Người ta tin rằng nó có khả năng tăng cường năng lượng; có lợi cho phổi, thận; trị hen suyễn, , chứng bất lực và tăng cường ham muốn ở nam giới.
Do sự khan hiếm cũng như sự khắc nghiệt trong quá trình khai thác, đông trùng hạ thảo được rao bán với giá cao ngất ngưởng. Tại Nepal, mỗi gram có giá khoảng 380.000 đồng. Dần dần, mức giá được đội lên cao, tại Trung Quốc, có thời điểm đông trùng hạ thảo được hét với mức giá đắt hơn - khoảng 2.100.000 đồng cho mỗi gram.
Năm 2001, chính quyền Nepal chính thức dỡ bỏ lệnh cấm khai thác đông trùng hạ thảo. Nhờ vậy, nước này trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai trên toàn thế giới. Ước tính, năm 2011 – 2012, nước này thu được khoảng 52.000 đô tiền thuế từ nó.
Trong khi đông trùng hạ thảo chủ yếu được phục vụ cho những người lắm tiền nhiều của thì nó là nguồn thu nhập quan trọng cho người dân nghèo vùng núi Himalaya khắc nghiệt nhất trên thế giới.
Thu hoạch đông trùng hạ thảo được xem là nguồn thu nhập quan trọng thứ hai đối với người dân huyện Dolpa (Nepal), sau nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp. Thậm chí, nó được xem là cứu cánh cho người dân nghèo, tạo điều kiện để họ cho con em đi học, mua thức ăn và trang trải nợ nần.
Dù vậy, để có được thu nhập đáng mơ ước từ nguồn dược liệu này, người dân phải trả một cái giá cực đắt. Suốt hai đến ba tháng "ăn bờ, ở bụi" trên đỉnh núi để thu hoạch, những người khai thác sẽ phải tận dụng nguồn thức ăn từ cây cỏ để duy trì sự sống. Họ còn đối diện với những nguy hiểm do tuyết lở, độ cao chóng mặt, sự trơn trượt và những khối đá sắc lẻm luôn chờ trực cướp đi mạng sống.
Không dừng lại ở đó, để có được thu nhập từ đông trùng hạ thảo, người dân luôn phải co ro trong cái lạnh thấu xương của núi cao, nồng độ oxy thấp, sự may rủi và các cuộc ẩu đả, cướp giật nhuốm máu.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]