Đủ chiêu "móc hầu bao" khách từ đông trùng hạ thảo "dỏm"

Một kg đông trùng hạ thảo có giá hơn 400 triệu đồng. Vì thế, chuyện "phù phép" tinh bột, keo nước... thành đông trùng hạ thảo không có gì lạ.

0

Có câu: “Mờ mắt vì lợi nhuận”. Quả thực, suốt nhiều năm qua, các gian thương không ngớt “dụng” trăm chiêu, nghìn trò làm giả đông trùng hạ thảo để tận thu số lãi khổng lồ, bất chấp hậu quả.

Đông trùng hạ thảo – ''vàng mười" đắt đỏ

Đông trùng hạ thảo là loại thuốc quý, thường sinh trưởng tại vùng đồng cỏ cách mặt nước biển 3.500 m. Hiện, Trung Quốc là nơi có sản lượng đông trùng hạ thảo chiếm tới 85% toàn thế giới.

Đông trùng hạ thảo có giá trị đắt đỏ hơn vàng

Nhu cầu sử dụng loại “thần dược” này ngày càng tăng, khiến giá cũng “vót” lên ngất ngưởng. Ông Trịnh Đào, tổng giám đốc công ty dược Kim Khang, Quảng Châu cho biết, 10 năm trước, một cân đông trùng hạ thảo khoảng 6.000 – 7.000 NDT (hơn 20 – 23 triệu đồng), nhưng mùa thu năm nay, giá cao nhất đã là 100.000 NDT (hơn 300 triệu đồng)/kg. Ông Trịnh hài hước ví von, giá trị của một kg đông trùng hạ thảo tương đương một chiếc xe con.

Một chủ tiệm chuyên bán đông trùng hạ thảo ở chợ thuốc Thanh Bình, tỉnh Quảng Châu thì tiết lộ, hiện nay, giá bán lẻ của mỗi kg loại thuốc quý hiếm có 3.500 sợi này là 130.000 NDT (tương đương 435 triệu đồng).

Mờ mắt vì lợi nhuận

Ma lực của đồng tiền khiến không ít thương nhân giở chiêu làm ăn gian dối. Khi đến Tây Ninh, Thanh Hải, phóng viên hết sức bàng hoàng trước những mánh khóe làm giả, làm nhái đông trùng hạ thảo. Có người “phù phéptinh bột và keo nước thành loại thuốc quý này; nhiều gian thương bán đồng trùng hạ thảo kém chất lượng, một số khác vì muốn tăng trọng lượng mà trộn thêm bùn, thậm chí “bồi” thêm sợi kẽm, sợi sắt hoặc sơn bột kim loại nặng.

Chỉ với mắt thường, thật khó phân biệt thật giả. Nhưng dưới kính hiển vi, có thể nhìn rõ vi khuẩn bám trên đông trùng hạ thảo được trộn bùn, hoặc chụp X- quang thì mới vỡ lẽ, đông trùng hạ thảo bị sơn bột kim loại nặng.

Tại cảng Cần Phấn, Tây Ninh, nơi tập kết bán buôn đông trùng hạ thảo, thường có cảnh người mua vốc một nắm đông trùng hạ thảo rồi xoa xoa, vò vò. Một lái buôn cho biết, làm vậy để rũ sạch bùn ở đông trùng hạ thảo, bởi sức nặng của bùn có thể khiến một lạng thuốc quý biến thành hai lạng. “Do đông trùng hạ thảo đắt hơn cả vàng, lại bán theo trọng lượng, mỗi lần rửa đông trùng hạ thảo là bay hơi không ít tiền. Những người sành sỏi mới biết chiêu xoa vò trước khi cân. Nhưng với dân buôn chúng tôi, xoa một chút là mất một con bò, vò một chút mất một con dê”, người này thẳng thắn cho biết.

Riêng chiêu sơn bột kim loại nặng lên trên đông trùng hạ thảo có thể tăng trọng lượng lên 40% - 50%, khi đó, lợi nhuận cũng trội lên gấp bội. Ngoài ra, một số gian thương còn “treo đầu dê, bán thịt chó”, dùng á hương bổng hoặc bắc trùng thảo thay cho đông trùng hạ thảo. Giá của loại hàng giả này trên thị trường chỉ khoảng 2.000 NDT/kg (gần 7 triệu đồng).

Mua được hàng xịn đã là điều khó khăn, nhưng dùng sao cho đúng phương pháp và đạt hiệu quả bổ dưỡng cao nhất cũng không phải dễ dàng. Kể từ 1.300 năm trở lại đây, cách thưởng thức đông trùng hạ thảo đã có nhiều biến đổi, từ uống thuốc đã tinh chế, ngâm rượu, hầm vịt, ngâm nước để nhai sống tới mài thành bột để ăn.
 
Theo các bác sĩ đông y Trung Quốc, ở nhiệt độ cao quá 60 độ C,  công hiệu các enzyme hoạt tính và polisacarit trong đông trùng hạ thảo sẽ giảm đi rõ rệt. Nếu muốn thụ hưởng hết những lợi ích mà đông trùng hạ thảo mang lại, nên dùng “thần dược” này với nước ấm.
 
Theo Thùy Liên - Báo Đất việt/ Huanqiu
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]