Giúp trẻ chữa tật nói ngọng

Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về kiểu ngọng và tìm ra phương pháp phù hợp cho con mình. Cần chuẩn bị những phương pháp cần thiết để khắc phục cho con trước khi quá muộn.

0

Trẻ nói ngọng - không nên chủ quan

Vnexpress dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Duy Dương, khoa thanh - thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương cho biết, nói ngọng là một rối loạn của đường phát âm, làm bệnh nhân không tạo được âm vị chuẩn của ngôn ngữ, chẳng hạn nói chữ t thành n (tai thành nai), nh thành ng (nhung biến thành ngung...). Đây là một nhóm nhỏ của rối loạn ngôn ngữ, lời nói, chủ yếu gặp ở trẻ con. Người lớn bị ngọng thường do tổn thương thần kinh trung ương, hay liên quan tới tai nghe... Có những trẻ chỉ ngọng khi nói hoặc đọc, nhưng cũng có bé mắc cả hai tật này. Ngọng thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng. Một số trẻ ngậm núm vú giả nhiều, lâu, lưỡi sẽ có xu hướng thè ra ngoài, nên khi phát âm, theo thói quen, lưỡi trẻ thường đưa ra ngoài khiến âm bị chệch. Ngoài ra, rối loạn phát âm có thể là hậu quả của rối loạn hành vi. Có trẻ chơi game, xem TV quá nhiều, dẫn tới tình trạng học ngôn ngữ không qua nghe - nói mà qua nhìn - nói, khiến cung thính giác không được kích thích gây rối loạn phát âm. Những trẻ này ngoài nói ngọng còn hay cáu giận.

Bố mẹ cũng ảnh hưởng phần nào đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, chẳng hạn, khi thấy con nói ngọng bố mẹ không chỉnh ngay từ đầu, ít chơi với trẻ... Một số trẻ còn bắt chước người trong nhà nói ngọng. Vì thế, nếu gia đình có người lớn nói ngọng, trẻ dễ nói theo.

Cách chữa tật nói ngọng cho trẻ

Dạy trẻ nói giọng chuẩn

Theo Sức khỏe & đời sống, một số phương pháp chữa nói ngọng cho con mà các mẹ có thể áp dụng:

- Luyện cơ hàm cho con ngay khi còn nhỏ như ăn các loại thực phẩm có lợi để con có cơ hàm khỏe mạnh, linh hoạt.

- Tập cơ má và lưỡi, hướng dẫn con súc miệng, lăn một vật (có thể là viên kẹo) từ má này sang má khác trong miệng để có cơ má và lưỡi mềm.

- Phòng tránh mắc các bệnh ngạt mũi, khó thở và phải thở bằng miệng. Khi trẻ bị bệnh cần trị dứt điểm để con thở tự nhiên bằng cả miệng và mũi.

- Cha mẹ không cố tình phát âm sai theo con, làm trẻ nghĩ nói như thế sẽ hay hơn.

- Giúp con thoải mái nhất khi giao tiếp, không hỏi nhiều, hỏi dồn khiến con lúng túng dẫn đến nói lắp, nói ngọng…

- Thường xuyên nói chuyện, hát, đọc sách cho con nghe, dùng từ ngữ thật chuẩn để con có thể bắt chước theo.

- Cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài để tăng cường hoạt động giao tiếp, nhất là chỗ đông người, như thế sẽ khiến con mau miệng hơn.

- Hạn chế cho con tiếp xúc với những người nói ngọng, khi con nói ngọng thì tuyệt đối không nhại lại sẽ làm con không phân biệt được đúng sai.

Khi chữa tật nói ngọng cho con, các bậc phụ huynh cần sự kiên trì bởi đây là công việc không thể thành công trong ngày một ngày hai. Nếu nghi ngờ con bị nói ngọng do yếu tố sinh lý như ngắn lưỡi, dài lưỡi, tật ở lưỡi, ở cổ họng… thì cần đưa con đi khám để kịp thời khắc phục.

Nói ngọng là tật hầu hết trẻ đều mắc phải. Mặc dù hàng ngày nghe con nói ngọng líu lo cũng dễ thương, buồn cười và vô cùng đáng yêu nhưng các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần giúp con sửa nhanh tật này để con không phải gặp những thiệt thòi với bạn bè khi đến tuổi đi học.

Tham khảo thuốc:

3b – Medi: Bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể. Với liều cao dùng để điều trị các chứng đau nhức do các bệnh lý thần kinh, bệnh yếu cơ...

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]