Làm gì để con không "sốc" khi đi nhà trẻ?

Con đi nhà trẻ khiến không ít cha mẹ lo lắng. Theo các chuyên gia, để con không bị “sốc” khi thay đổi môi trường, cha mẹ cần phải chuẩn bị từ khi trẻ mới lọt lòng.

15.5986

Trẻ em cần sự kích thích để phát triển các kỹ năng cơ bản. Vì vậy đưa trẻ đến trường là một điều cần thiết và có nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, không ít trẻ ngày đầu đi nhà trẻ đã gặp phải một "cú sốc" đầu đời. Cú sốc này kéo dài từ 10-15 ngày, đã khiến cho các bé yêu bị tổn thương rất lớn, có những bé do vậy mà không muốn ăn cơm, họng khản đặc, trong giấc ngủ vẫn còn sợ hãi tỉnh dậy, thậm chí tè dầm ra quần. Nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi, bất ổn, trở nên nhút nhát, yếu đuối, không hòa nhập…

Làm gì để con không 'sốc' khi đi nhà trẻ?

Vì vậy, cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ không bị "sốc" khi bắt đầu môi trường mới.

Dạy con tự lập từ khi mới lọt lòng

Điều này có lẽ sẽ khiến nhiều mẹ Việt bất ngờ. Tuy nhiên theo các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, cha mẹ nên để trẻ học tính tự lập ngay từ mới lọt lòng. Khác với các mẹ Việt thường xuyên làm tất cả mọi việc cho con, các bà mẹ phương Tây luôn cho trẻ ngủ riêng phòng từ 3 - 4 tháng tuổi, không đỡ con dậy khi bé tập đi bị ngã…

Vì vậy, dù mới 2, 3 tuổi, nhưng nhiều trẻ em phương Tây đã biết tự đi tắm, tự ăn cơm, thậm chí tự mặc quần áo và đi vệ sinh. Điều này khiến các bé cũng không gặp phải cú sốc khi đến môi trường mới.

Cho trẻ làm quen với trường lớp

Khi bé yêu một tuổi, nên dẫn bé đền vườn trẻ, bố mẹ cùng với bé tham gia vào trò chơi tập thể, nhất định phải để bé vui vẻ, thường được biểu dương, từ đó bồi dưỡng sự mạnh dạn và tự tin cho bé.

Cho con làm quen với trường lớp từ sớm

Việc đưa trẻ đến lớp từ sớm sẽ giúp trẻ làm quen với môi trường, cảnh vật, bạn bè, thầy cô… những tiếp xúc ban đầu sẽ giúp trẻ không còn bỡ ngỡ khi chính thức đi học.

Cha mẹ phải cứng rắn

Khi mẹ đưa trẻ giao cho cô giáo, trẻ khóc mếu máo, trông rất đáng thương. Nhưng mẹ phải nhớ kiềm chế tình cảm, thái độ phải cương quyết. Mẹ không được để mình khóc theo con. Nếu không trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ không yên tâm khi cho bé ở lại trường một mình.

Mẹ cũng không nên bao bọc con quá kỹ, để trẻ giao lưu với môi trường xung quanh, giảm dần sự chú ý tới trẻ khi ở nơi tập thể, cho bé tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Trấn an trẻ

Ngày đầu trẻ đi mẫu giáo sẽ không tránh khỏi sự sợ hãi, đòi cha mẹ. Lúc này, cha mẹ nên trấn án trẻ. Hãy bảo đảm với con của bạn là bạn sẽ quay lại. Nhưng một khi bạn đã rời đi, đừng quay trở lại phòng học nhìn con.

Mang đồ chơi ở nhà đến lớp cho trẻ

Để tạo sự thân thuộc ở lớp với ở nhà, cha mẹ có thể mang một số đồ chơi của trẻ ở nhà đến lớp cho con. Điều này sẽ khiến trẻ không thấy bơ vơ khi một mình phải đối mặt với tất cả các thứ đều mới mẻ.

Tìm hiểu những khó khăn của con ở lớp

Nếu tình trạng trẻ sợ đi nhà trẻ kéo dài, cha mẹ cần nói chuyện với con hoặc các cô giáo dạy trẻ để biết những khúc mắc của trẻ khi đi lớp. Không ít trẻ đến trường bị bạn lớn hơn bắt nạt, bị cướp đồ chơi… nên không muốn đến trường. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị khủng hoảng, sợ hãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tuổi thơ của trẻ.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]