Làm gì để giảm bớt lượng sữa trào ra khi trẻ bị nôn trớ?

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Các mẹ có thể tham khảo các cách sau đây để giảm lượng sữa trào ra khi trẻ bị nôn trớ.

0

Phunutoday dẫn tin theo Người đưa tin, nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn  hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó.

Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.

- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.

- Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .

- Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

- Khi cho trẻ bú  bình lưu ý  sao cho sữa ngập núm vú  bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

Sau khi nôn, nghỉ ngơi, trẻ vẫn có thể ăn bình thường, không sút cân, thì đó là nôn trớ sinh lý mà sau 7 – 8 tháng tuổi thường không còn nữa, không nên dùng thuốc. Để hạn chế trớ sinh lý, cần phối hợp cả chế độ ăn, cho trẻ bú đúng tư thế.

Bú nhiều lần trong ngày, từ từ, mỗi lần bú không quá no, nếu trẻ đã ăn giặm thì từ từ tăng độ đặc của bột. Chú ý ở thời gian trước 3 tháng, nước bọt bài tiết rất ít. Vì vậy, bà mẹ không nên cho trẻ ăn bột trước thời điểm này.

Hạn chế lượng sữa trào ra khi trẻ bị nôn trớ

Theo VnMedia, các mẹ có thể giảm bớt lượng sữa trớ ra bằng cách:

- Cho bé ăn trước khi bị đói quá mức.

- Với trẻ bú bình, nên cho bú ít hơn một chút vì cho bú quá nhiều sẽ khiến tình trạng trớ trở nên tồi tệ hơn. Không nên để bé bú cạn bình sữa.

- Chọn loại núm vú có lỗ không lớn quá, không nhỏ quá. Lỗ lớn quá khiến sữa chảy quá nhanh, trong khi lỗ nhỏ quá khiến bé nuốt phải nhiều không khí.

- Giữ yên tĩnh khi cho bé bú, tránh các trò khiến bé sao nhãng.

- Nới rộng tã bỉm để tránh tạo áp lực lên bụng của trẻ, lưu ý không chèn ép bụng của bé.

- Cho bé ợ hơi vài lần trong suốt cữ bú để loại bỏ một phần không khí trong dạ dày. Đừng bắt bé ngừng bú để kích thích ợ hơi, hãy chờ khi bé nghỉ giữa chừng để làm việc này.

- Bế bé ở tư thế thẳng đứng sau mỗi lần bú.

Xử trí khi trẻ bị nôn trớ

Nếu bé nôn khi ăn thì điều đầu tiên cần làm là cho ăn với lượng nhỏ hơn. Trẻ bú mẹ cần giảm thời lượng mỗi cữ bú và tăng số lần bú mỗi ngày. Có thể phải thay thế tạm thời sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng dung dịch điện giải Oresol.

Cho bé uống dung dịch điện giải trong 8 tiếng sau khi ngừng nôn.

- Uống lượng nhỏ và thường xuyên: khoảng 5 ml (một thìa cà phê) Oresol mỗi 5 phút, tương đương 60ml/h.

- Nếu sau 4 giờ bé không nôn thêm, hãy tăng gấp đôi lượng Oresol mỗi giờ.

- Nếu lúc này bé vẫn nôn thì hãy để dạ dày được nghỉ trong 1 giờ rồi lại bắt đầu cho uống với lượng nhỏ hơn.

Thuốc tham khảo: Oresol New

Phòng và điều trị mất nước và chất điện giải trong tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa hoặc khi trẻ bị nôn trớ.

Thùy Linh

Nên đọc
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]