Trẻ bị nôn trớ, mẹ nên làm gì?

Trẻ bị nôn trớ là vấn đề hay gặp ở trẻ em, thường là nhẹ và xảy ra cấp tính, hiếm khi bệnh có thể nặng và đe dọa tính mạng.

15.5734


ảnh minh họa

Theo bác sĩ Cam Ngọc Phượng trả lời trên báo Sức khỏe và Đời sống, trẻ nôn trớ khi dây thần kinh trong não nhạy cảm với một số kích thích như: ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng dạ dày - ruột, thuốc, chuyển động...

Nôn ói thường có lợi, bởi vì đây là cách cơ thể loại bỏ chất có hại. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc hoặc các biện pháp gây ói như dùng ngón tay móc trong miệng, ngay cả khi trẻ uống nhầm chất có hại.

Đối với trẻ hơn 4 tuổi, nguyên nhân gây nôn thường gặp nhất là viêm dạ dày - ruột, thường do siêu vi trùng. Viêm dạ dày, ruột có thể xảy ra khi trẻ ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc ngậm tay bị nhiễm bẩn. Cũng có thể do ăn thức ăn được chế biến, hoặc bảo quản không đúng cách gọi là ngộ độc thức ăn nhưng ít gặp hơn.

Nôn ói do viêm dạ dày - ruột thường bắt đầu đột ngột và hồi phục nhanh, trong vòng 24 giờ. Những dấu hiệu khác của viêm dạ dày - ruột bao gồm: tiêu chảy, sốt, hoặc đau bụng. Những bệnh khác cũng có thể gây nôn ói là: trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, tắc ruột.

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Tùy thuộc vào mức độ nôn trớ mà cha mẹ có những cách xử trí khác nhau.

Khi trẻ bị nôn ói, cha mẹ nên theo dõi mất nước ở bé. Các dấu hiệu mất nước nhẹ như: môi khô, trẻ khát nước. Để bù nước, việc uống nước an toàn và đơn giản hơn truyền nước.

Ngoài ra, BS.Huỳnh Thị Diễm Kiều - Khoa Hồi sức, BV Nhi Đồng 2 chia sẻ, đối với những trường hợp nôn trớ nhiều nhưng ở cấp độ nhẹ, có khả năng bé bạn bị trào ngược dạ dày thực quản.

Trong trường hợp này, mẹ nên tránh các yếu tố làm gia tăng áp lực ổ bụng như mặc quần áo quá chật, trẻ bị táo bón... Bạn có thể chia nhỏ các cữ ăn và cho trẻ ăn chậm, ăn uống theo nhu cầu, tránh ép trẻ ăn quá nhiều. Cho trẻ nằm đầu cao cũng góp phần làm giảm trào ngược.

Nếu mẹ đã thực hiện theo những hướng dẫn trên mà vẫn không cải thiện hoặc trẻ có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chướng bụng, lừ đừ, ăn uống kém...thì bạn cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định bệnh và điều trị kịp thời.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]