Làm mới khẩu vị với những món ăn bắt buộc phải bốc tay

Ẩm thực Việt Nam vốn dân dã, do đó cách thưởng thức của một bộ phận lớn món ăn cũng rất gần gũi và chân chất như con người Việt Nam vậy. Dưới đây là những món “finger food” (những món ăn bốc bằng tay) làm xao xuyến biết bao tâm hồn ăn uống đất Sài Thành.

15.5864

1. Chim cút nướng

Chim cút non được chọn lựa kĩ càng, thịt mềm ngọt, nướng trên than, bốc khói thơm phức,… Và tất nhiên để chinh phục được món ăn này cũng như cảm nhận trọn vẹn vị ngon ngọt của thịt chim thì không có cách nào khác là dùng tay rồi.

2. Ốc, hải sản nướng

Các quán ốc, hải sản có mặt ở hầu hết mọi con đường và ngóc ngách ở Sài Gòn. Bất kể bạn đột nhiên thèm ốc, hải sản thì cũng có thể dễ dàng tìm ra một quán ngay gần vị trí của mình. Với món ăn bình dân này, nếu không dùng tay, chắc chắn rằng bạn sẽ không thể cảm nhận được cái nóng phỏng tay của ốc vừa múc ra, cái mềm mềm của thịt hải sản và cũng không thể mút những ngón tay đầy nước sốt, nước ốc cho đúng điệu được. Và như vậy thì vị ngon của những món này sẽ giảm đi rất nhiều đấy.

3. Chân gà nướng

Ở quận Bình Thạnh có một khu vực được gọi là xóm gà, vì nơi đó có một loạt các quán gà nướng bình dân nằm kề nhau, nhưng món ăn được yêu thích nhất ở đây là những chiếc chân gà nướng. Đây là một món ăn đơn giản và rẻ, chỉ là những chiếc chân gà được tẩm ướp một chút gia vị và nướng lên. Những quán chân gà nướng này nằm ở hai bên đường nên một khi bạn đã lạc vào “trận địa chân gà nướng” này, nhìn những chiếc chân gà vàng óng bốc khói nghi ngút trên vỉ nướng thì bạn không thể không dừng lại và thử món ăn hấp dẫn này được.

4. Pizza

Là một món finger food nổi tiếng khắp thế giới, những miếng pizza thơm phức tốt nhất nên thưởng thức trên đầu ngón tay hơn là sử dụng dao và nĩa. Dùng tay, bạn có thể dễ dàng tách miếng pizza vẫn còn dính những sợi phô mai mỏng và hấp dẫn. Cho một miếng pizza vào miệng, vị phô mai mozella béo ngậy như tan trên đầu lưỡi cùng với thịt bò, hải sản, nấm, ớt chuông, quả ô liu… làm người ta càng ăn càng khâm phục nền ẩm thực Ý.

5. Gỏi cuốn

Gỏi cuốn tôm thịt là món ăn vô cùng phổ biến vì cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng lại dễ ăn, dễ làm, có thể dùng làm món “ăn chơi” hoặc món chính trong thực đơn hàng ngày đều được. Tôm sú và thịt ba chỉ trong gỏi cuốn khi hòa quyện cùng vị mặn và mùi thơm hấp dẫn của mắm nêm chắc chắn là một trải nghiệm ẩm thực khó quên.

6. Cơm nắm

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng với đôi đũa từng gây khó dễ cho biết bao vị khách phương Tây, tuy nhiên cũng có một số món phải bốc tay mới đúng điệu. Như cơm nắm là một ví dụ. Cơm nắm được vo thành viên tròn hay hình tam giác, bên trong là những loại nhân ngon lành như cá hồi, cá ngừ, thịt heo chiên giòn… Cơm nắm rất tiện dụng, có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu miễn là bạn chịu bốc tay.

7. Chả giò

Tùy theo vùng miền hay sở thích của người ăn mà phần nhân của chả giò có những biến thể khác nhau, nhưng chủ yếu là các loại thịt (thịt heo, tôm, cá, hải sản…) bằm nhuyễn trộn chung với các loại củ (cà rốt, củ cải, khoai lang, khoai môn…) và một số gia vị, sau đó cho vào bánh tráng, cuộn chặt lại rồi chiên giòn.

Một chén nước mắm pha thật ngon, thật bắt mắt cũng là nhân tố quyết định sự thành công của chả giò. Nước chấm phải có ớt chín đỏ giã nhỏ, vắt thêm một ít chanh để những tép chanh nổi lên trên bề mặt. Nhón một chiếc chả giò còn nóng hổi, cắn và cảm nhận mùi thơm của các loại thịt, một chút tinh bột mềm mại của các loại khoai hòa vào nước chấm đầy đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay… đó mới là cách thưởng thức món chả giò hoàn hảo nhất.

8. Bánh xèo Nam Bộ

Có một điều mà không phải ai cũng biết khi thưởng thức món bánh xèo Nam Bộ, đó là thay vì sử dụng đũa gắp bánh cho vào tô thì hãy cho bánh vào lá rau, cuộn thật gọn và cứ thế mà cầm ăn. Bột bánh xèo thơm nhẹ, tôm thịt ngọt tự nhiên cùng vị giòn của rau, giá đỗ mà chấm vào nước mắm chua ngọt thì ngon thôi rồi.

Onigiri nói nôm na là cơm được nắm thành những hình dáng thuận tiện cho việc mang đi. Bên cạnh tên gọi “Onigiri” xuất phát từ động từ “nigiru” - tức “nắm” hoặc “nắn” trong tiếng Nhật, nó còn có một tên gọi khác là “Omusubi”. Món ăn cầm tay tiện lợi này bắt nguồn từ rất lâu trong lịch sử và dần phổ biến trong đời sống của người dân vào khoảng thế kỉ thứ 5. Về sau, vào thời đại Edo (từ năm 1603 - năm 1868), phong tục dùng rong biển để cuốn khi ăn được hình thành, trở thành hình thức tiêu biểu cho ẩm thực cơm hộp lúc bấy giờ và sau đó càng đa dạng hơn với nhiều loại khác nhau thường thấy tại các cửa hàng tiện lợi. Đây là một món ăn làm nổi bật sự thơm ngon của gạo bởi sự đơn giản cả trong nguyên liệu lẫn cách chế biến.

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]