Làm sao biết quán gốc để đi ăn?

Việc “nhái” và ăn theo thương hiệu trong kinh doanh ẩm thực đã có từ lâu và nay đang trở nên phổ biến.

0

Một số chủ nhà hàng, quán ănn dần ý thức việc bảo vệ thương hiệuu. Nhưng người chịu thiệt thòi nhất trong cuộc chiến thương hiệu này chính là các thực khách.

Ngòi nổ
 

Theo hai hình trên thì người tiêu dùng biết tiệm Ngon nào là chính gốc?

Hiện chuyện nhà hàng, quán ăn cùng tên hoặc tên na ná nhau đã xuất hiện khá phổ biến. Khoảng giữa năm 2010, anh Nguyễn Trọng Khoa, chủ quán Nẫu trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận khá bất ngờ khi có quán Nẫu Xì Gòn nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1). Anh Khoa cho rằng, Nẫu Xì Gòn vi phạm bản quyền thương hiệu khiến khách hàng nhầm lẫn; vì thương hiệu Nẫu đã đăng ký bản quyền. Anh Khoa nói: “Tôi sẽ kiện để bảo vệ quyền lợi cho thực khách”.

Giữa đất Sài Gòn phong phú ẩm thực các miền nhưng ít ai phân biệt đâu là quán chính gốc. Chỉ riêng món phở đã có hàng loạt các quán như phở Thìn, phở Lý Quốc Sư, phở Bát Đàn… Hoặc một số quán khẳng định mình là quán chính gốc, không có chi nhánh, khiến thực khách không biết đâu mà lần. Nói riêng về phở Thìn Hà Nội thì đã có hai phở Thìn: phở Thìn Bờ Hồ và phở Thìn Lò Đúc. Chị Bùi Thanh Mai, con gái ông Thìn, sở hữu thương hiệu phở Thìn Bờ Hồ̀ cho biết: “Thương hiệu phở Thìn Bờ Hồ̀ ra đời từ năm 1949, quán gốc ở 61 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội”.

Ông Thìn đã mất từ năm 2002, phở Thìǹ hiện có sáu quán do các con ông Thìn làm chủ, năm quán ở Hà Nội và một quán duy nhất tại Sài Gòn. Chị Mai kể: “Gia đình đã đi đăng ký bản quyền thương hiệu và còn đợi khâu thiết kế logo hoàn tất”.

Người tiêu dùng… thiệt

Là người con xứ Quy Nhơn xa nhà, chị Trần Thị Quỳnh Lam (quận Bình Thạnh) hay đi tìm những quán bán món ănn quê hương để đỡ nhớ nhà và giới thiệu cho bạn bè. Nhưng chị nhiều lần thất vọng với những bảng quảng cáo đặc sản Quy Nhơn. Chị Lam nói: “Bảng là vậy nhưng lại nấu theo kiểu người miền Nam nên ăn không đúng. Thật buồn khi tìm quán mới và lại bị thất vọng lần nữa”.

Còn những người ưa thích khám phá ẩm thực các vùng miền như anh Nguyễn Hoàng Nam (quận 3) thì có cảm giác bị lừa gạt khi vào “nhầm” quán. Anh Nam bức xúc: “Chủ quán nên đưa đặc điểm quán chính gốc mình cho nhiều người biết để thực khách phân biệt đâu thật đâu giả và xây dựng lượng khách trung thành”.

Các đơn vị chức năng nói gì?

Ông Nguyễn Thanh Bình, trưởng phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại TP.HCM cho biết, hiện nay những vi phạm về thương hiệu như nhái, ăn cắp thương hiệu xảy ra rất nhiều trong mọi lĩnh vực. Riêng đối với nhà hàng quán ăn thì chuyện này cũng đã xảy ra thường xuyên.

Đặc điểm kinh doanh nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam thường là thuê mướn mặt bằng. Lúc hết hợp đồng cũng là lúc nhà hàng phải ngậm đắng nuốt cay vì thương hiệu cũng bị mất vào tay người khác. Và đa số các nhà hàng, quán ăn sau thời gian phát triển đã có uy tín thì mới nghĩ đến việc đăng ký thương hiệu. Điều này đã trễ vì có người đã đăng ký trước rồi.
 
Việc lấy lại thương hiệu đôi khi cũng thực hiện được nhưng quá trình nhờ các cơ quan chức năng can thiệp rất phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Do đó, khi chuẩn bị thành lập nhà hàng, quán ăn, tốt nhất chủ nhân nên liên hệ các cơ quan chức năng để được tư vấn thấu đáo.

Ẩm thực Việt Nam thường xuất phát từ món ăn dân dã, phổ thông nên đa số chưa được chuẩn hóa. Đã có thương hiệu, ngay từ cửa hàng đầu tiên ra đời họ đã chuẩn bị đồng bộ từ nhãn hiệu cho đến thiết kế trang trí, trang phục của nhân viên… Và họ đã tạo một dấu ấn riêng, đơn vị nào khác muốn “nhái” cũng khó lòng thực hiện được.

Theo luật sư Hà Trọng Tèo, công ty luật Quốc tế An Phú, người tiêu dùng khi vào một cửa hàng “nhái” thì họ bị thất vọng trước chất lượng của món ăn và cung cách phục vụ. Đó là một sự cạnh tranh không công bằng, thiếu chữ tín trong kinh doanh. Về mặt pháp luật, sẽ có những cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, xét về mặt xã hội, người tiêu dùng chúng ta còn “quá hiền”. Có thể dùng quyền của mình để tẩy chay những hàng quán “nhái”, quán “ăn theo”.

Ông Lý Sanh – chủ tịch hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, nhận xét, bản thân mỗi nhà hàng phải tự chuẩn hoá cũng như nâng cao chất lượng món ăn... như một cách tự bảo vệ mình. Món ăn bắt chước không thể nào giống 100% so khẩu vị gốc của nhà hàng khai sinh ra món.

Chủ hàng quán phải tự bảo vệ

Anh Khoa cho rằng, cần tăng cường các hoạt động để bảo vệ thương hiệu như chứng minh với cộng đồng là người thật việc thật, lập trang web, căn cứ vào chất lượng món ăn để mọi người biết đâu là thật là giả, thông báo trực tiếp với khách hàng, chia sẻ với bạn bè, người quen. “Kiện tụng mất thời gian, tiền bạc nhưng chưa chắc thắng. Chi bằng mình duy trì tốt các dịch vụ bằng cái tâm và uy tín”, anh Khoa chia sẻ.

Phở Thìn Bờ Hồ tại Sài Gòn với cách khẳng định thương hiệu bằng hương vị đặc trưng và đồng nhất chất lượng thịt bò tái lăn qua tỏi, thịt mềm, nước trong. Ninh xương nấu nước lèo trên mười tiếng, chỉ nấu bằng gừng tươi, có vị thanh, không có mùi mỡ bò ngậy, không có mùi tạp. Chị Mai nói, “phải bảo đảm thương hiệu bằng chất lượng, giá cả cạnh tranh, khách ai nấy giữ”.
 
Theo SGTT
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]